«Coronavirus thật tuyệt!»: Hoa Kỳ đã im lặng suốt cả năm về những thí nghiệm nguy hiểm

Chính quyền Hoa Kỳ đang tiếp tục ráo riết tìm kiếm những đối tượng «tổ chức vụ rò rỉ coronavirus» từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán. Thế nhưng cũng chính người Mỹ lại tìm ra thủ phạm ở gần hơn nhiều – ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Hóa ra đó là nhà khoa học Anh với tiểu sử bí ẩn và những liên hệ quốc tế thú vị.
Sputnik

Tài liệu của Sputnik tập hợp thông tin chi tiết về chuyện này.

Peter Daszak là nhà động vật học hàng đầu và là người đứng đầu tổ chức từ thiện bí ẩn EcoHealth Alliance, cùng với các nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có các quý bà phu nhân của những người Mỹ giàu có và các quan chức tình báo cấp cao, gồm cả cựu lãnh đạo phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick huyền thoại.

COVID, SARS, MERS, EBOLA. Con người phải chờ đợi điều bất ngờ tử thần nào nữa từ những cánh dơi?

Báo giới Mỹ vừa khai thác được bằng chứng cho thấy Peter Daszak đã có hơn chục năm tập trung nghiên cứu về coronavirus trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài môi trường tự nhiên hoang dã. Hơn thế nữa, những «tìm tòi» của chuyên gia này nhận được tài trợ của tập đoàn Mỹ Google.

Điều đáng nói là tập đoàn đã bằng mọi cách che giấu những dự án này, mặc dù có vẻ như tài trợ cho công trình nghiên cứu khoa học là việc tốt lành. Peter Daszak đã tích cực thử nghiệm với coronavirus, cố gắng sửa đổi nó để nó có thể truyền từ động vật sang người.

«Coronavirus thật tuyệt!» -  nhà khoa học phấn khích thốt lên vào năm 2019.

«Rất dễ điều khiển nó trong phòng thí nghiệm. Tôi cùng với Ralph Barick (Đại học Bắc Carolina) đã làm việc với chuyện  này… Chèn một mẩu virus khác vào đó và tinh chỉnh trong phòng thí nghiệm».

Tuy nhiên, ngay sau khi đại dịch bắt đầu bùng phát, Peter Daszak đã trở thành diễn giả chính của Google về chủ đề coronavirus và bắt đầu kịch liệt phủ nhận khả năng sự lây nhiễm có nguồn gốc nhân tạo. Ông ta thậm chí còn tổ chức một thông điệp từ các nhà khoa học gửi đến tạp chí khoa học uy tín Lancet, trong đó bất kỳ gợi ý nào về bản chất nhân tạo của coronavirus đều bị cho là tà thuyết.

Đồng thời, ban lãnh đạo Google chìm đắm trong công cụ tìm kiếm và công khai cấm tất cả các diễn giả, kể cả các nhà khoa học nổi tiếng cố gắng đưa ra quan điểm đối trọng. Nguồn gốc phòng thí nghiệm của coronavirus đã trở thành điều cấm kỵ trong suốt cả năm.

«Coronavirus thật tuyệt!»: Hoa Kỳ đã im lặng suốt cả năm về những thí nghiệm nguy hiểm

Hôm nay tình hình đã thay đổi, nhưng Peter Daszak vẫn tiếp tục quảng bá phiên bản nguồn gốc tự nhiên của virus. Mùa đông vừa qua, ông ta đã đến Vũ Hán với tư cách là thành viên Ủy ban WHO và một lần nữa phản bác ý tưởng về nguồn gốc nhân tạo của coronavirus.

Theo yêu cầu của nhà khoa học Trung Quốc, Hoa Kỳ đã loại bỏ những mẫu COVID ban đầu khỏi cơ sở dữ liệu

Tại sao «gã khổng lồ CNTT» lại cần đến các dự án trong lĩnh vực virus học?

Ta hãy cùng nghe tuyên bố từ «bác sĩ trưởng» của tập đoàn là David Feinberg, người đứng đầu bộ phận Google Health.

«Thực ra Google là tập đoàn chuyên chú chăm sóc sức khỏe. Tập đoàn muốn giúp hàng tỷ người mà Google có lối tiếp cận», -- ông này thừa nhận với các nhà báo.

Thế mà hàng tỷ người đó lại không hề hay biết chuyện này ... Cho đến nay, tất cả các kế hoạch của Google Health về bảo vệ sức khỏe của nhân loại vẫn trong màn bí mật đằng sau bảy con dấu. Hãn hữu mới bùng ra những vụ xì-căng-đan như vụ việc năm 2019.

Hồi đó, không lâu trước đại dịch, đã hóa ra là vào năm 2018-2019, tập đoàn đã khởi động dự án tuyệt mật «Nightingale» (Chim sơn ca) về thu thập dữ liệu y tế từ tất cả bệnh nhân của mạng lưới trạm xá «Ascension» của Mỹ. «Ascension» có hơn 2.600 trạm xá hoạt động tại 21 bang. Tương ứng, tập đoàn đã nắm đượcthông tin cá nhân riêng tư nhất của hàng triệu người Mỹ. Tại sao lại là Google, tập đoàn sẽ làm gì với những dữ liệu này?

Không kém phần bí ẩn còn cả vụ bê bối với Peter Daszak. Người dân Mỹ ngày nay chú mục vào thực tế là nhà khoa học này  đã làm việc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán không chỉ một lần. Tuy nhiên, ông ta thực sự đã làm việc trên khắp thế giới. Daszak đã tiến hành các thí nghiệm về sự lây truyền coronavirus từ dơi sang người, chẳng hạn ở Bangladesh, và các thí nghiệm khác trên lãnh thổ Tanzania, Malaysia, Nam Phi và Hoa Kỳ.

Không, không ai nói rằng nhà khoa học người Anh đã thiết kế ra một loại virus và sau đó dàn dựng vụ rò rỉ «thứ sản phẩm do con người tạo ra». Điều này chỉ phù hợp với kịch bản của bộ phim về siêu điệp viên James Bond và siêu ác nhân tội phạm. Tuy nhiên, không thể không nhận thấy đại dịch đã mang lại lợi nhuận như thế nào cho tập đoàn Google. Trong khi bạn và tôi suy giảm sức khỏe và thu nhập, chủ sở hữu tập đoàn lại nhận được hàng đống tiền với nhịp độ điên cuồng: chỉ trong một năm, lợi nhuận ròng của Alphabet (chủ sở hữu Google) đã tăng 17% còn vốn hóa – tăng 1/3.

Nhân viên Google xác nhận việc thu thập bất hợp pháp các dữ liệu của người dùng

Cộng tác với Bộ Quốc phòng

Điều khiến các chương trình chăm sóc sức khỏe của Google trở nên đặc biệt đáng ngại là tập đoàn này có mối quan hệ cộng tác lâu dài và chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Chuyên viên điều phối hàng đầu của tập đoàn là Isaac Taylor làm việc trong Phân ban Đổi mới Thử nghiệm (DIUx) của Lầu Năm Góc. Lãnh đạo Alphabet là Eric Schmidt thì đứng đầu Hội đồng Đổi mới Ứng nghiệm Quốc phòng trực thuộc Lầu Năm Góc - nhân tiện phải nói luôn, cùng với ông ta còn có người đứng đầu Amazon Jeff Bezos. Cả hai Hội đồng này đảm trách các vấn đề an toàn sinh học và ứng dụng quân sự của công nghệ sinh học mới nhất.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên là các thí nghiệm của Daszak với coronavirus cũng được Lầu Năm Góc và các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Hơn 64 triệu USD được cung cấp cho nhà khoa học người Anh thông qua USAID, một tổ chức bị cấm hoạt động ở Nga, khét tiếng với những hành động phá hoại và khiêu khích trên khắp thế giới.

Còn thêm 6,5 triệu USD nữa do Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA) chuyển cho Daszak. Tiền đã được phân bổ vào năm 2017-2020. Tên gọi công trình được tài trợ là «Nghiên cứu nguy cơ bùng phát dịch bệnh động vật ở Tây Á do virus từ dơi gây ra».

«Coronavirus thật tuyệt!»: Hoa Kỳ đã im lặng suốt cả năm về những thí nghiệm nguy hiểm

Trước đây, các chuyên gia của DTRA làm việc để ngăn chặn việc chế tạo «bom bẩn», tìm kiếm các nguồn gây ô nhiễm phóng xạ, còn bây giờ phần lớn trong số họ đã được tái đào tạo chuyển qua tìm kiếm các mối đe dọa sinh học. Các nhân viên của cơ quan hầu như chỉ tìm kiếm thuần tuý dọc theo biên giới của Nga - ở Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia, Armenia và đương nhiên là ở Ukraina. Tức là tìm kiếm ở chính những nơi bố trí các phòng thí nghiệm sinh học bí mật của Mỹ.

Ngay từ năm 2007, DTRA đã vạch kế hoạch hành động trong trường hợp xảy ra dịch «cúm Tây Ban Nha». Năm 2009, đã xem xét kịch bản trong đó một «kẻ phản diện thiên tài» sẽ thực hiện hành vi phá hoại sinh học, làm lây nhiễm virus Marburg cho hàng chục nghìn người. Có vẻ như đấu tranh  chống chủ nghĩa khủng bố sinh học là điều tốt và cần thiết. Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ nước dẫn đầu thế giới về việc thải phát các chất độc hại vẫn là Hoa Kỳ.

Từ hơn một nghìn rưởi phòng thí nghiệm sinh học của Mỹ (đây chỉ là những phòng thí nghiệm được cấp phép làm việc với các loại virus và vi khuẩn nguy hiểm nhất) luôn có sự «rò rỉ» như nước chảy từ cái xô thủng.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn
«Trong các phòng thí nghiệm của chúng tôi mỗi tuần xảy ra vài ba sự cố và tất cả theo chiều hướng gia tăng», - chuyên gia dịch tễ học Marc Lipsitch của Harvard than phiền với phóng viên Reuters.

Chỉ riêng trong năm 2014, những sự cố nguy hiểm gắn với «phóng thích» mầm bệnh đậu mùa, bệnh than và cúm gia cầm đã được thảo luận mấy lần ở cấp Chính phủ.

«Chúng ta đương đầu với những vụ rò rỉ như thế nào đây? Hãy đóng cửa các phòng thí nghiệm», - báo chí viết..

Tuy nhiên, có điều tồi tệ hơn nữa là các nhà khoa học Mỹ thực hiện những vụ phá hoại một cách chủ ý. Năm 2001, chỉ một tuần sau vụ 11 tháng 9, Bruce Ivins, nhân viên Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick đã gửi các bào tử bệnh than qua đường bưu điện. Kể từ năm 2007, FBI đã theo dõi người này. Có thể, qua các cuộc thẩm vấn khai cung, Ivins đã có thể kể ra rất nhiều điều thú vị, thế nhưng vào năm 2008, không rõ vì lý do nào đó, anh ta đã tự sát.

Và với nền tảng cùng lịch sử «rò rỉ» bê bối đáng kinh ngạc như vậy, hôm nay người Mỹ đang cố gắng đổ lỗi cho các nhà khoa học Trung Quốc về vụ phát tán coronavirus. Như người ta nói, từ cái đầu bệnh hoạn muốn gán ốm đau sang cho người khỏe mạnh.

Thảo luận