COVID, SARS, MERS, EBOLA. Con người phải chờ đợi điều bất ngờ tử thần nào nữa từ những cánh dơi?

Trong báo chí thế giới xuất hiện tin các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện ra virus Nipah trên đàn dơi sống trong hang động ở bang Maharashtra. Đây là một trong những loại virus nguy hiểm nhất thế giới, hiện chưa có thuốc chữa hay vaccine phòng bệnh, trong khi tỷ lệ tử vong lên tới 75%.
Sputnik

Virus này truyền sang người qua những trái cây dính nước bọt của loài động vật mang mầm bệnh.

Coronavirus - virus nguyên thủy từ dơi

Như bây giờ chúng ta đã biết, coronavirus gây đại dịch hoành hành trên hành tinh, cũng làm tổ trong cơ thể con dơi, giống như coronavirus gây bệnh SARS ở Đông Á và MERS ở Trung Đông, hay virus Ebola gây bệnh sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong hơn 50%.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, PGS-TS Sinh học Maria Orlova, từ ĐHTH Y khoa Tyumen cho biết:

«Dơi còn mang đến cho chúng ta không ít điều bất ngờ khác nữa. Cho đến gần đây, nhóm động vật này còn chưa được chú ý nhiều, người ta coi chúng là loài hiếm lạ. Nhưng sự phát triển tích cực của môn sinh học phân tử đã cho phép đi đến kết luận rằng dơi là nguồn gốc của số lượng lớn các bệnh nhiễm trùng. Những đợt bùng phát dịch Ebola ở châu Phi, cũng như virus Nipah ở Malaysia và virus Hendra (Hendra henipavirus) ở Australia vào những năm 90 của thế kỷ 20 đã thúc đẩy nghiên cứu về những con «chuột bay» này. Ở Malaysia và Australia, những người từng tiếp xúc với lợn và ngựa bệnh thì sau đó đều bị ốm. Còn những con vật này nhiễm bệnh sau khi ăn thức ăn có chất tiết của dơi là vật mang virus.
COVID, SARS, MERS, EBOLA. Con người phải chờ đợi điều bất ngờ tử thần nào nữa từ những cánh dơi?
Về thứ tự số lượng, dơi đứng thứ hai sau những con vật gặm nhấm, chúng gồm tới hơn 1.400 loài. 0,2 loài động vật có vú trên Trái đất chính là dơi. Mà số lượng động vật có vú càng nhiều, thì càng có nhiều ký sinh trùng, virus và vi khuẩn sống trên cơ thể chúng. Hơn nữa, tuy bản thân là vật mang nhiều mầm bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, kể cả viêm não và bệnh dại, nhưng bản thân con dơi lại không bị ốm vì những thứ ký sính trùng này. Điểm đặc biệt trong hệ thống miễn dịch của dơi là mang ổ bệnh âm ỉ trong cơ thể, nhưng lại không bùng phát làm khổ «chủ nhà». Có lẽ trong đặc điểm này cũng ẩn chứa bí mật về độ dài tuổi đời hiếm có đối với những con vật nhỏ bé như vậy. Ví dụ, một con dơi với tên gọi là dơi Xibiri với chiều dài cơ thể 4,5 cm và khối lượng 4–8 gr sống thọ tới 40 năm! Còn «người họ hàng» trên Trái đất của nó là dơi nhà, có chiều dài cơ thể 7 cm và trọng lượng 40–45 gr, sống tối đa là 2–3 năm».
COVID, SARS, MERS, EBOLA. Con người phải chờ đợi điều bất ngờ tử thần nào nữa từ những cánh dơi?

Nghiên cứu khoa học dưới bom đạn

PGS-TS Maria Orlova là chuyên gia độc đáo. Bà là nhà khoa học duy nhất ở Nga nghiên cứu về các loại ký sinh trùng sống trên dơi. Và trên toàn thế giới có không hơn 20 nhà khoa học như vậy. Thực hiện vô số chuyến công tác, bà Maria chuyên mô tả các mẫu bọ ve sống trên dơi, từ châu Âu và châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Và vì thế trong năm 2020, bà bắt đầu cộng tác với các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Đã có một số bài báo viết chung mô tả bọ ve thuộc họ Spinturnicidae, đối tượng mang cả loạt bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm chẳng hạn như Bartonella, Rickettsia, Anaplasma và những loại khác. Và nếu bọ ve thuộc họ này không tấn công người mà chỉ truyền bệnh nhiễm trùng trong đàn dơi, thì các họ bọ ve khác, cũng như bọ chét và rệp sống trên dơi, có khả năng tấn công người và truyền vi khuẩn gây những căn bệnh nguy hiểm này.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn
«Các nhà khoa học Việt Nam đã gửi cho tôi những mẫu ve được bảo quản tốt từ các bộ sưu tập thu thập những năm 1971-1975, lúc ở nước bạn đang diễn ra cuộc chiến tranh với Mỹ. Tôi rất thán phục lòng dũng cảm và thái độ làm việc khoa học như vậy. Hiện nay đang chuẩn bị cho việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa ĐHTH Y khoa Tyumen LB Nga và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Tôi rất hy vọng vào tương lai tăng cường hiệp lực chuyên môn với các nhà khoa học Việt Nam và mở rộng nghiên cứu hệ động vật của Đông Nam Á và toàn vùng Đông Á, bởi khu vực này có sự đa dạng loài lớn nhất về dơi, ký sinh trùng của dơi và những bệnh nhiễm trùng gắn với chúng. Mà đám dơi thì «trao đổi» ký sinh trùng của chúng với loài gặm nhấm và tiếp nhận «cư dân sống nhờ» từ những con vật đó», - PGS-TS Maria Orlova cho biết.

Hẳn là ổ nuôi dưỡng vĩnh cửu các bệnh nhiễm trùng vẫn sẽ nhiều phen làm chúng ta bất ngờ, COVID-19 mới chỉ là khởi đầu. Và các nhà Sinh vật học cần gắn kết nỗ lực với nhau để biết chúng ta phải cảnh giác với điều gì, phải tránh né cô lập đối tượng nào nhằm cứu nhân loại, - nhà khoa học Nga nhận định.

Thảo luận