"Chiến binh Taliban*, những kẻ đã chiếm giữ đồn biên phòng của quân đội chính phủ Afghanistan ngày 5 tháng 7, hôm nay đã cắm cờ ở phía cây cầu bắc qua sông Panj nối hai quốc gia, đối diện với trạm kiểm soát Tem của Tajikistan", - nguồn tin cho biết.
Đêm rạng sáng ngày 5 tháng 7, lính biên phòng Afghanistan đã đầu hàng, bỏ trạm kiểm soát của mình mà không chiến đấu, 312 binh sĩ vượt qua cây cầu này để sang nước láng giềng Tajikistan.
Đối đầu ở Afghanistan
Tại Afghanistan, hiện đang diễn ra cuộc đối đầu giữa lực lượng chính phủ và Taliban. Chiến binh Taliban* đã chiếm giữ các vùng lãnh thổ quan trọng ở các vùng nông thôn và tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các thành phố lớn. Sự leo thang đang diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ rút lui. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov gọi cuộc rút lui này là sự thừa nhận sứ mệnh Mỹ thất bại tại nước cộng hòa này.
Một số binh sĩ Afghanistan lên đường đến lãnh thổ của Tajikistan. Dushanbe đề nghị các đồng minh CSTO giúp đối phó với những thách thức từ Afghanistan và nỗ lực chung để củng cố biên giới phía Nam.
Tín hiệu từ phía Taliban*
Nhà khoa học chính trị, chuyên gia phương đông Karine Gevorgyan đã bình luận về tình hình này.
"Tất nhiên, có sự quan ngại rất cao. Đó là điều thứ nhất. Ngoài ra, ở đây nảy sinh một số câu hỏi mà ngay cả giới chuyên gia cũng ít chú ý đến. Thực tế là các thành viên ISIS* cũng đang hiện diện trên lãnh thổ Afghanistan. Chúng từng được người Thổ Nhĩ Kỳ đưa từng nhóm tới các vùng tây bắc Afghanistan. Taliban* gắn bó với phía nam đất nước hơn là phía bắc. Do đó, vẫn cần phải đánh giá nguy cơ đe dọa của Taliban* cao hơn bao nhiêu so với nguy cơ chiến binh ISIS* mà Taliban* đang thực sự chống lại. Và ở đây nảy sinh một mâu thuẫn nghiêm trọng, một sự cân bằng lực lượng".
"Tôi cho rằng lá cờ của Taliban* trên biên giới với Tajikistan có nghĩa là họ gián tiếp đưa ra một tín hiệu (không chỉ cho Tajikistan, mà chủ yếu là cho Nga) rằng họ sẽ không tiến xa hơn. Tức là họ đặt ra ranh giới của riêng mình, đây chính là biểu tượng như vậy. Nhưng liệu Taliban có thể kiềm chế các thành viên ISIS* hay không là một câu hỏi. Và họ có muốn làm điều đó hay không? Nguy cơ ở đây chính là trong các nhóm cực đoan tấn công không chỉ có ISIS*, mà còn cả Hizb ut-Tahrir* và các tổ chức tương tự” – bà Karine Gevorgyan nói.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Liên bang Nga.
Đọc thêm: