Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có ở lại Afghanistan sau khi NATO rút quân?

Vào tháng 6, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bảo đảm an ninh cho sân bay Kabul sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan. Theo ông, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cho biết về việc này.
Sputnik

Zamir Kabulov, đặc phái viên của Tổng thống Nga về Afghanistan, nói rằng, kế hoạch này của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm các thỏa thuận với Taliban*.

Trở lại năm 2001

Trong bài bình luận cho Sputnik, cựu ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, cựu chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện dân sự của NATO tại Afghanistan Hikmet Çetin nói về tình hình ở Afghanistan trong bối cảnh Mỹ đang tiếp tục rút quân, cũng như về cuộc đàm phán giữa Ankara và Washington về việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp quản sân bay Kabul sau khi NATO rời đi.

Phát triển kinh tế thay vì buôn bán ma túy: Taliban* nói về tương lai Afghanistan
“Nếu đánh giá triển vọng đang chờ đợi đất nước này một cách ngắn gọn thì tôi có thể nói rằng, Afghanistan sẽ trở lại năm 2001. Tức là quay trở lại tình trạng 20 năm trước. Sứ mệnh hỗ trợ ở Afghanistan đã bắt đầu được thực hiện theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và NATO với mục đích truy quét Taliban* và các phần tử khủng bố. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ đó, và bây giờ chúng ta quay trở lại nơi mà tất cả đã bắt đầu. Bây giờ Taliban* kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan. Nếu một quyết định thích hợp được đưa ra, họ có thể nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul”, - ông Çetin nói.

Bình luận về tuyên bố của người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng sẽ không có lễ kỷ niệm nào sau khi Hoa Kỳ hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan bởi vì “đây là một cuộc chiến kéo dài 20 năm mà không bên nào có thể chiến thắng quân sự dứt điểm”, ông Hikmet Çetin nói:

“Ngay từ đầu tôi đã nói rằng, vấn đề này không thể được giải quyết bằng các biện pháp quân sự, vì đất nước không thể được cứu khỏi chủ nghĩa khủng bố nếu chỉ tiêu diệt những kẻ khủng bố. Năm 2011, một nhóm quốc tế, trong đó có tôi, đã chuẩn bị báo cáo mang tên “Đàm phán vì hòa bình”. Sau một quãng thời gian dài cố gắng và nỗ lực Hoa Kỳ đã có thể ký kết một thỏa thuận với Taliban*. Một số điểm của thỏa thuận này đã được thực hiện, một số điểm khác thì không. Như chúng ta thấy, điều khoản về việc rút các lực lượng nước ngoài đang dần được thực hiện. Nhưng, có một điều khoản quan trọng hơn nữa nói rằng, cần phải tạo điều kiện cho việc ký kết một thỏa thuận giữa chính phủ Afghanistan và Taliban*, và thành lập chính phủ. Điểm đó cũng nói về việc sửa đổi luật pháp và tổ chức cuộc bầu cử nếu cần thiết. Tuy nhiên, điều khoản này chưa được thực hiện. Taliban* không đến dự các cuộc đàm phán ở Istanbul và tuyên bố rằng, không phải tất cả các lực lượng nước ngoài đã rời khỏi Afghanistan. Tại Doha, cả phái đoàn của chính phủ và Taliban* đều không có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định cuối cùng. Cuộc đàm phán đã kéo dài nhiều tuần, nhưng, hai bên vẫn chưa thể đi đến đồng thuận. Trong thời gian này, cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị, trường học, đường xá, bệnh viện đã được xây dựng, nhưng Afghanistan vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới”, - ông nói.
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có ở lại Afghanistan sau khi NATO rút quân?

Rủi ro và mối đe dọa

Bình luận về ý muốn của Thổ Nhĩ Kỳ ở lại Afghanistan, ông Hikmet Çetin chỉ ra mối đe dọa hiện có:

Việt Nam lên án các vụ tấn công nhằm vào dân thường ở Afghanistan
“Chúng tôi đã đàm phán với Taliban* trong nhiều ngày để Thổ Nhĩ Kỳ có thể ở lại Afghanistan. Họ vẫn chưa đồng ý. Chúng tôi đang hiện diện ở đó thay mặt NATO. Taliban* nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải rút quân. Trước tình hình đó, chính quyền Kabul cũng không đồng ý để Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ở lại. Tất nhiên, tôi cho rằng, với những điều kiện cần thiết, Thổ Nhĩ Kỳ nên cung cấp cho Afghanistan mọi hình thức hỗ trợ. Có lẽ, trên thế giới không có dân tộc nào khác tôn trọng Thổ Nhĩ Kỳ như người Afghanistan.Trong điều kiện này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục hiện diện ở nước này chỉ với điều kiện cả chính quyền trung ương và Taliban* đều nói "hãy để Thổ Nhĩ Kỳ ở lại". Nếu không, sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra rủi ro lớn. Bởi vì qua đôi mắt của Taliban*, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ là một lực lượng chiếm đóng. Họ đã bắt đầu nói về điều đó”, - ông Hikmet Çetin nhấn mạnh.

* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga

Thảo luận