Chính trị Việt Nam, bộ máy nhiệm kỳ mới có những biến động nhân sự nào?

Có hay không biến động nhân sự với ‘bộ khung’, bộ máy, cơ cấu Chính phủ, chính quyền nhiệm kỳ mới của Việt Nam?
Sputnik

Xuất hiện nhiều nhận định cho rằng, sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, đặc biệt là Trung ương đã ‘nhất trí cao’ với việc giới thiệu 23 chức danh để Quốc hội XV bầu phê chuẩn, bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ mới của Việt Nam dự kiến sẽ có thay đổi, tuy nhiên, sẽ không có biến động nhân sự nào đặc biệt.

Sự thay đổi đáng chú ý nhất trong ‘bộ khung’ cơ cấu Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính có lẽ là vị trí Phó Thủ tướng Thường trực của đồng chí Trương Hòa Bình.

“Nhất trí cao” với phương án nhân sự Bộ Chính trị trình

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tại ngày làm việc thứ 3, Hội nghị Trung ương 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, hôm 7/7, Bộ Chính trị đã có tờ trình về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và phương án giới thiệu bổ sung nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Đến ngày 8/7, Hội nghị Trung ương 3 bế mạc, thống nhất giới thiệu bổ sung 23 phương án nhân sự lãnh đạo cấp cao cho cơ quan Nhà nước.

Việt Nam: ‘Nhất trí cao’ với phương án nhân sự cấp cao của Bộ Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 3 nêu rõ, Trung ương nhất trí cao với phương án nhân sự do Bộ Chính trị trình về vấn đề tiếp tục kiện toàn nhân sự bộ máy, các chức danh lãnh đạo của cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ mới.

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí với đề xuất, giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo Nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam cho hay, Trung ương đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan có liên quan trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng tái khẳng định việc đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 về kiện toàn một bước cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian quan.

“Cách chuẩn bị (công tác cán bộ, vấn đề nhân sự) bài bản, chặt chẽ, thận trọng, theo đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Cũng tại Hội nghị Trung ương 3 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh đến nguyên tắc kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xoá bỏ cơ chế “xin – cho”, chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm” không chỉ trong các hoạt động đầu tư công, kinh tế, mà còn cả trong cách vận hành của bộ máy chính quyền nhiệm kỳ mới.

Chính trị Việt Nam, bộ máy nhiệm kỳ mới có những biến động nhân sự nào?

Những nội dung mới liên quan đến Quy định thi hành Điều lệ Đảng cũng đáng chú ý. Lần này, Việt Nam quyết tâm tập trung hơn vào việc làm tốt công tác Đảng viên. Bắt đầu từ việc kiểm chặt “đầu vào” – giới thiệu và kết nạp người vào Đảng, công nhận đảng viên chính thức, phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng, cho đến một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, việc lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp uỷ.

Bên cạnh đó, Trung ương cũng yêu cầu chú trọng đến quá trình sinh hoạt định kỳ của đảng bộ, chi bộ cơ sở, đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên, tổ chức cơ quan kiểm tra, khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên,  đảng đoàn và ban cán sự đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng cũng được siết chặt hơn.

Bộ máy chính quyền nhiệm kỳ mới có những thay đổi nào?

Tại Hội nghị Trung ương 3 vừa qua, Trung ương đồng ý giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo Nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026, đồng thời, không tiến hành lấy phiếu lại các nhân sự đã được Quốc hội khóa XIV bầu tại kỳ họp 11 – kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa 14 (24/3/2021-8/4/2021).

Việc này cho thấy, 25 vị trí nhân sự chủ chốt được Quốc hội khóa XIV bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11 vừa qua sẽ được giới thiệu lại để Quốc hội khóa XV của Việt Nam bầu vào kỳ họp đầu tiên (dự kiến khai mạc từ 20/7 tới đây).

Bộ Chính trị trình bổ sung nhân sự lãnh đạo cấp cao

Trong số nhân sự cấp cao chủ chốt này, khối Chủ tịch nước, có đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Ở khối Chính phủ, sẽ có một số thay đổi nhưng không phải là biến động lớn. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ của Việt Nam vẫn sẽ là đồng chí Phạm Minh Chính.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ gồm các đồng chí Lê Minh Khái (phụ trách khối kinh tế tổng hợp như kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính, dự trữ Nhà nước, dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo, Phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, HTX, thay đổi, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước…), Lê Văn Thành ( phụ trách công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại-xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình trọng điểm quốc gia, công tác phòng chống lụt bão…)

Ngoài ra, còn có loạt Bộ trưởng thành viên Chính phủ như Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng…

Ngoài ra còn có Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Khối Quốc hội, ngoài vị trí người đứng đầu Quốc hội mà đồng chí Vương Đình Huệ nắm giữ, các nhân sự lãnh đạo Quốc hội khác cũng không có biến động gì nhiều. Theo đó, các Phó Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam sẽ gồm các đồng chí Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải.

Tổng thư ký kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là ông Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội gồm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà, Trưởng Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh. Ông Trần Sỹ Thanh vẫn là Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình sẽ nghỉ?

Đánh giá so sánh dựa vào 23 chức danh còn lại trong bộ máy Nhà nước mà Trung ương vừa nhất trí với phương án mà Bộ Chính trị giới thiệu cho thấy có một số điểm đáng chú ý.

Theo đó, đối với khối Chính phủ, Trung ương giới thiệu các vị trí nhân sự gồm Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng.

Quyết định nhân sự quan trọng của Bộ Chính trị Việt Nam

Dựa vào sự giới thiệu nhân sự chính phủ này có thể thấy bộ máy Chính phủ Việt Nam không có nhân sự mới so với hiện tại và cũng ít có khả năng xáo trộn. Có chăng chỉ là khả năng Chính phủ mới sẽ bớt đi một Phó Thủ tướng. Căn cứ vào danh sách lượng 23 nhân sự được Trung ương giới thiệu, thấy rằng Chính phủ sẽ không bổ sung Phó thủ tướng sau khi đồng chí Trương Hòa Bình nghỉ. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình năm nay 66 tuổi.

Trong khi đó, ở khối Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các ủy ban sẽ tái cử gồm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh,, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật vẫn là ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội là bà Nguyễn Thúy Anh.

Biến động nhân sự đáng chú ý khác ở khối Quốc hội sẽ là sự xuất hiện của một số nhân sự mới, thay thế do Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt sẽ nghỉ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải đã được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.

Xét theo cơ cấu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV thì khối đại biểu chuyên trách có một số nhân sự dự kiến, tuy nhiên, cũng có thể sẽ có một vài thay đổi, gồm Thượng tướng Trần Quang Phương (Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Trung tướng Trần Hồng Minh (Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường và Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Hai vị trí Chánhh án Tòa án nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nếu không có gì thay đổi thì vẫn sẽ do hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình và Lê Minh Trí đảm nhiệm.

Hôm qua, 12/7, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tại phiên họp thứ 8, phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội đồng bầu cử Quốc gia dưới sự chủ trì của Chủ tịch Vương Đình Huệ đã thảo luận, biểu quyết và thông qua Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của 499 người trúng cử làm ĐBQH khóa mới (khóa XV) của Việt Nam.

“Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV tới đây, chúng ta sẽ kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, đồng thời kiện toàn nhân sự cấp cao, theo giới thiệu của Trung ương là 50 người”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.

Quốc hội Việt Nam khóa XV có 194 đại biểu do cơ quan, tổ chức Trung ương giới thiệu, 301 đại biểu đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu, chỉ có 4 người tự ứng cử trúng cử ĐBQH khóa mới này. Đáng chú ý, trong số đại biểu dự kiến hoạt động chuyên trách tại Trung ương là 126 người, số đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương là 67 người.

Đọc thêm:

Thảo luận