Nhật Bản tiến thêm một bước không thân thiện trong quan hệ với Trung Quốc

Lần đầu tiên Nhật Bản đưa Đài Loan vào chiến lược quốc phòng của mình. Bình luận «Sách Trắng» của Tokyo, các chuyên gia cho rằng Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng nhận vai trò «con tốt thí» của Mỹ trong các công việc khu vực và tổng quan quốc phòng là cái nhìn sai lệch của Nhật Bản về Trung Quốc.
Sputnik

Nhật Bản phát tín hiệu sai cho lực lượng đòi độc lập của Đài Loan

Lần đầu tiên, trong đánh giá quốc phòng hàng năm, Nhật Bản trực tiếp đề cập đến yêu cầu nâng cao an ninh và ổn định xung quanh Đài Loan. Ngày 13 tháng 7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố «Sách Trắng», trong đó lần đầu tiên dành một phần đặc biệt cho vấn đề Đài Loan.

Chênh lệch về sức mạnh quân sự ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan khiến Nhật Bản lo ngại

Ông Trần Dương, chuyên gia thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Đại học Liêu Ninh cho rằng ấn phẩm này gửi một tín hiệu sai cho các lực lượng đòi độc lập của Đài Loan và gia tăng sự can thiệp của Nhật Bản vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Trần lưu ý cụ thể rằng điều này không chỉ tác động xấu đến tình hình ở eo biển Đài Loan, mà còn tạo thêm rủi ro và vấn đề cho yêu cầu hòa bình và ổn định tại khu vực.

Trong báo cáo quốc phòng của Nhật Bản năm ngoái chỉ lưu ý rằng cán cân quân sự tổng thể giữa Trung Quốc và Đài Loan đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Luận điểm này đã lặp lại cả trong báo cáo của năm nay. Trong khi đó, lần đầu tiên tài liệu kêu gọi cảnh giác đối với sự ổn định xung quanh hòn đảo. «Sách Trắng» cho biết cần chú ý cao hơn đến tình hình khủng hoảng: Trung Hoa đại lục đã tăng cường họat tính quân sự chống Đài Loan, Hoa Kỳ đang bán vũ khí cho Đài Loan còn Đài Loan cũng đang chú trọng phát triển các thiết bị quân sự của riêng mình.

Trong «Sách Trắng» nói rằng Hoa Kỳ thể hiện rõ ràng lập trường ủng hộ Đài Loan trên bình diện quân sự thông qua việc bán vũ khí và đưa tàu bè đi qua eo biển Đài Loan. Nhật Bản cho rằng khó có khả năng Trung Quốc đi tới nhân nhượng với Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan. Tất cả những điều đó là nguyên cớ khiến các nhà quân sự Nhật Bản suy đoán về khả năng xảy ra đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhật Bản đã sẵn sàng cho vai trò «con tốt thí» của Hoa Kỳ

Việc Nhật Bản lần đầu tiên trong văn kiện quốc phòng chính thức đưa ra cảnh báo về cuộc khủng hoảng tại khu vực do căng thẳng gia tăng xung quanh Đài Loan, và chỉ ra Trung Hoa đại lục là nguồn gốc gây khủng hoảng, là động thái thực hiện dưới ảnh hưởng và áp lực của Hoa Kỳ. Chuyên gia Alexandr Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã nêu ý kiến ​​này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Hoa Kỳ kích động Đài Loan tạo «điểm nóng» xung quanh Trung Hoa đại lục
«Tại Hoa Kỳ, tuyên bố của Nhật Bản về Đài Loan sẽ được hoan nghênh, vì đây là vấn đề mới đối với Trung Quốc. Đồng thời, dễ hiểu là trong triển vọng dài hạn thì Nhật Bản có thể hoá ra là bên thua cuộc trong cuộc tranh chấp này. Hoa Kỳ đang dụ dỗ Đài Loan để tạo đòn bẩy tác động vào Trung Hoa đại lục trong cuộc cạnh tranh mới đang nóng lên giữa hai nước. Bởi xét theo mọi điều thì chuyện ở đây đang nói về quá trình quân sự hóa Đông Á, về sự sẵn sàng của Nhật Bản trong việc nâng cao vai trò quân sự của mình trong việc giải quyết những vấn đề khu vực, nên tôi nghĩ sẽ không đáng mong chờ có gì tích cực từ tổng quan này. Trong mọi trường hợp, tiềm lực của Trung Quốc không chỉ đủ để chống lại mối đe dọa ly khai của Đài Loan mà còn cả ngăn chặn cả nguy cơ Đài Loan tách riêng với sự trợ giúp từ tiềm năng quân sự của Nhật Bản».

Theo quan điểm của chuyên gia Trung Quốc Trần Dương, với nội dung của «Sách Trắng» về quốc phòng liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng vai trò là «con tốt thí» của người Mỹ. Đồng thời, sự tuân thủ đường lối chính trị mù quáng của Hoa Kỳ sẽ chỉ dẫn đến suy giảm ảnh hưởng và uy tín quốc tế của chính Nhật Bản, -  ông Trần nhận định.

«Sách Trắng» quốc phòng thể hiện cái nhìn sai lệch của Nhật Bản về Trung Quốc

Tổng quan quốc phòng đã được nội các của Thủ tướng Yoshihide Suga phê duyệt. Trong tài liệu này trình bày Trung Quốc như là vấn đề chính đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản. Những mối đe dọa quân sự của Trung Quốc cùng với sự thiếu minh bạch trong chính sách quốc phòng đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với khu vực, - theo «Sách Trắng» đánh giá. Báo cáo này kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong hợp tác với khu vực và cộng đồng quốc tế để giảm bớt căng thẳng.

Bắc Kinh phản đối «Sách Trắng» của Tokyo

Chuyên gia Trần Dương cho rằng việc xuất bản «Sách Trắng» phản ánh sự thiếu linh hoạt trong nền ngoại giao của Nhật Bản và không có tác dụng đóng góp phát triển quan hệ Trung-Nhật:

«Cũng như những năm trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản một lần nữa phóng đại «lý thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc»  trong «Sách Trắng» năm nay, tuyên bố rằng đạo luật của Trung Quốc về hải cảnh là vi phạm luật pháp quốc tế và hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Hoa Nam là đơn phương thay đổi quy chế hiện trạng».  

Về phần mình, chuyên gia Nga Alexandr Lomanov tin rằng tài liệu này rõ ràng không tạo thêm cơ hội để trong tương lai gần Trung-Nhật sẽ có thể đạt thoả thuận gì đó mang tính xây dựng:

«Trung Quốc luôn trong tâm thế đối thoại. Nếu có cơ hội tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương, thì đó sẽ là sự kiện mang tính biểu tượng hướng tới khẳng định tính chất hòa bình trong chính sách của Trung Quốc. Nhưng liệu Nhật Bản có sẵn sàng tham gia hội nghị thượng đỉnh này hay không, lại là câu hỏi còn bỏ ngỏ, bởi Nhật Bản đang quan tâm đến việc thể hiện mình như là một yếu tố kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Như hiện giờ không thấy có cơ hội để hai nước cùng nhất trí về một điều gì đó thú vị, mang tính xây dựng và có khả năng thúc đẩy đưa quan hệ song phương và giải pháp cho các vấn đề khu vực lên một tầm cao mới. Bối cảnh đang xấu đi rõ rệt,  sự tin cậy ngày càng ít đi, và các nhà lãnh đạo của tất cả các nước trong khu vực cần phải huy động nỗ lực để không đưa quá trình xói mòn niềm tin này trượt về «số 0», và thậm chí sa xuống đến những giá trị âm tiêu cực».
Thảo luận