Scandal ngoại giao giữa Seoul và Tokyo trước thềm Thế vận hội

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In quyết định không thăm Tokyo nhân dịp lễ khai mạc Thế vận hội Olympic sắp tới, văn phòng của ông thông báo ngày 19/7.
Sputnik

Điều này có nghĩa là hy vọng cuối cuồi về việc hai quốc gia láng giềng có thể cải thiện quan hệ nếu các nhà lãnh đạo tận dụng cơ hội Olympic Tokyo để tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã tan thành mây khói.

Thế vận hội Tokyo: Đội tuyển Hàn Quốc sẽ kiểm tra đồ ăn vì e ngại phóng xạ

Phản ứng trước quyết định của ông Moon Jae In không thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nói với các nhà báo rằng, ông sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Hàn Quốc dựa trên quan điểm nhất quán của Nhật Bản nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Ông Da Zhigang, giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) nhận xét rằng, mâu thuẫn về những vấn đề trong quá khứ vẫn cản trở cuộc đối thoại xây dựng giữa hau nước để đạt được một số thỏa hiệp.

Lý do hủy kế hoạch thăm Tokyo là gì?

Quyết định của Tổng thống Hàn Quốc hủy thăm Nhật Bản là phản ứng trước những nỗ lực của Tokyo nhằm gây sức ép với Seoul, buộc chính quyền của ông Moon Jae In phải đầu hàng trong các tranh chấp song phương. Ông Alexander Vorontsov, người đứng đầu Viện Hàn Quốc học và Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

"Trong năm qua, phía Hàn Quốc, cụ thể là Tổng thống Moon Jae In, đã nhiều lần thể hiện sự sẵn sàng thảo luận một cách xây dựng các vấn đề phức tạp trong quan hệ song phương để tìm ra hướng đi tích cực nào đó. Trong khi đó, phía Nhật Bản đánh giá theo cách khác ý muốn của ông Moon Jae In giải quyết các vấn đề đã tích tụ và trở nên trầm trọng hơn. Nhật Bản muốn ép buộc Hàn Quốc, cụ thể là chính quyền của Moon Jae In, phải đầu hàng hoàn toàn trong các tranh chấp và các vấn đề trong quan hệ song phương. Nhiệm kỳ tổng thống của Moon Jae In sắp kết thúc. Và ông vẫn không thể đạt được thành công lớn trong các nhiệm vụ ưu tiên mà ông đặt ra cho mình. Ông Moon Jae-in đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Trong khi đó, có vẻ như Nhật Bản hiểu rõ tình huống phức tạp mà Tổng thống Hàn Quốc đã lâm vào, hiểu rõ điểm yếu của ông và đang cố gắng gây sức ép để ông chấp nhận quan điểm của Tokyo. Nhật Bản cho rằng, Hàn Quốc nên chấp nhận lập trường của họ, nên quỳ gối xin lỗi, sau đó Nhật Bản sẽ sẵn sàng đối thoại. Nhưng, Hàn Quốc chưa sẵn sàng cho cuộc trò chuyện như vậy. Moon Jae In chưa sẵn sàng cho phong cách như vậy, cho định dạng quan hệ song phương như vậy, vì thế ông đã từ chối đến thăm Nhật Bản".

Scandal om sòm nhất giữa Tokyo và Seoul do không có khả năng và không có sự sẵn sàng thực hiện các bước ngoại giao để khôi phục quan hệ song phương trùng hợp với chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman. Bà phụ trách chính sách châu Á. Vào ngày 20/6 bà kết thúc chuyến công du Nhật Bản và sẽ thăm Seoul từ ngày 21 đến 23/7 tới.

Hàn Quốc yêu cầu Mỹ giúp xây dựng quan hệ với Nhật Bản

Một số nhà quan sát cho rằng, mối quan hệ đặc biệt của Tokyo với Washington mang lại cho phía Nhật Bản nhiều lý lẽ hơn trong cuộc đối thoại cứng rắn với Seoul. Chuyên gia Alexander Vorontsov bình luận về tình huống này như sau:

"Tất nhiên, Mỹ đưa ra những tuyên bố tái khẳng định sự quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ giữa hai đồng minh Viễn Đông của họ, để mối quan hệ này trở nên hữu ích hơn, toàn diện và rộng rãi hơn. Quan hệ giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản Quan trong lĩnh vực chính trị và quân sự tiếp tục phát triển. Đối với Trump, mối quan hệ này không phải là một ưu tiên, nhưng, có vẻ như Biden muốn Mỹ quay trở lại các chính sách truyền thống - củng cố và cải thiện quan hệ với các đồng minh. Tuy nhiên, trước đây Hoa Kỳ đã chú ý nhiều hơn và có nỗ lực thiết thực hơn để mối quan hệ và mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không vượt ra ngoài ranh giới nào đó. Còn hiện nay, Washington có ít nỗ lực thực tế để tác động đến Nhật Bản, mà trong trường hợp này Mỹ nên gây sức ép với Tokyo nhiều hơn với Seoul, để hai bên vượt qua mâu thuẫn và thiết lập hợp tác. Trong tình huống này, Nhật Bản cảm thấy độc lập hơn trong việc định hình đường lối chính trị với Seoul. Do đó Tokyo tự do hơn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng của mình về kiểu quan hệ mà họ muốn xây dựng với Seoul".

Wendy Sherman sẽ phản ứng như thế nào trước scandal ngoại giao giữa hai quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ?

Đây là một trong những vấn đề phức tạp trong chuyến công du lần này của bà. Trong mọi trường hợp, các bên bỏ lỡ cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng đã mở ra nhờ Thế vận hội Tokyo. Mặc dù các bên đều hứa sẽ tích lũy động năng để tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhưng, các nhà quan sát vẫn cực kỳ thận trọng trong dự báo của họ. Nhiều khả năng ông Moon Jae Inu sẽ không thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầy đủ giá trị với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, họ nói. Và nhiệm kỳ của ông sẽ hết hạn vào giữa năm 2022.

Scandal ngoại giao giữa Seoul và Tokyo trước thềm Thế vận hội
Thảo luận