Đại dịch COVID-19

Bộ Y tế sẽ chuyển hơn 12 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các “đầu tàu kinh tế”

Trong tháng 7/2021, khoảng hơn 12 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch và các tỉnh, thành phố là “đầu tàu kinh tế”.
Sputnik

Chiều 25/7, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung liên quan đến tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, các địa phương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, chuẩn bị kịch bản ứng phó với các tình huống; áp dụng phương pháp xét nghiệm và thực hiện giãn cách, cách ly phù hợp. Cùng với đó, truy vết thần tốc, chủ động thiết lập bệnh viện dã chiến; áp dụng mô hình tháp 3 tầng trong quản lý, chăm sóc người nhiễm; siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp. 

Bộ Y tế sẽ chuyển hơn 12 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các “đầu tàu kinh tế”

Bộ Y tế cũng đã điều động gần 7.000 nhân lực của Trung ương, địa phương chi viện cho TP.HCM và các tỉnh miền Nam, thiết lập kho dã chiến để hỗ trợ các địa phương khi vượt quá khả năng.

“Về tổng thể, các địa phương đang nỗ lực cố gắng kiểm soát sớm tình hình và có những tín hiệu tích cực, khả quan”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định.

Thông tin về chiến lược vắc-xin, Tư lệnh ngành Y tế cho biết thỏa thuận cung ứng vắc-xin đầu tiên được ký kết vào tháng 9/2020 với 38,9 triệu liều từ Cơ chế COVAX. Nỗ lực tiếp cận và ngoại giao vắc-xin cũng được thúc đẩy mạnh mẽ với hàng loạt cuộc đàm phán trao đổi trong các cuộc gặp song phương, đa phương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng. 

TP.HCM nói gì về việc cho Vingroup “mượn” 5.000 liều vắc-xin ngừa Covid-19?

“Đến nay, chúng ta đã có cam kết, thỏa thuận, nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật, Ý, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều, đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021”, Nguyễn Thanh Long cho hay. 

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, nhờ nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vắc-xin, riêng trong tháng 7, khoảng hơn 12 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là “đầu tàu kinh tế” và các tỉnh khác để tiêm cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Về việc sản xuất vắc-xin trong nước, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy virus mở đường cho nghiên cứu vắc-xin; là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin với Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

Bộ Y tế sẽ chuyển hơn 12 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các “đầu tàu kinh tế”

TP.HCM huy động bác sĩ về hưu, lực lượng y tế tư nhân, sinh viên ngành Y tham gia chống dịch

Sáng 25/7, tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND thành phó Dương Anh Đức cho biết TP.HCM vừa trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên, số lượng ca bệnh vẫn lên cao, trung bình 3.000 ca/ngày, có ngày hơn 5.000 ca/ngày. Mặc dù thành phố triển khai biện pháp mạnh mẽ nhưng biến chủng Delta lại có tốc độ lây lan quá nhanh.

“Trước tình hình đó, TP.HCM dự báo số lượng ca nhiễm có thể vẫn ở mức cao trong ít nhất từ 5 đến 7 ngày tới. Thành phố có hơn 15.000 nhân sự chuyên về y tế đang làm nhiệm vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, hơn 4.000 người là lực lượng tăng cường từ Trung ương và địa phương lân cận. Thành phố sẽ cơ cấu lại nguồn lực để đảm bảo việc sử dụng hợp lý hơn”, ông Dương Anh Đức thông tin thêm.

Hiện TP.HCM đã huy động cả lực lượng y tế công lập và tư nhân tham gia hoạt động phòng, chống dịch. Sở Y tế thành phố đang lên kế hoạch để phân tầng, sử dụng đội ngũ nhân sự một cách hợp lý. Trong đó, lực lượng bác sĩ hưu trí, lực lượng y tế tư nhân có thể sẽ được huy động để hỗ trợ điều trị, tư vấn sức khỏe cho người dân, đặc biệt khi thành phố triển khai cách ly F0 không triệu chứng tại nhà. 

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt trong phòng, chống Covid-19

TP.HCM cũng phối hợp với Trung ương để tập huấn, chủ yếu cho sinh viên ngành Y, tham gia hoạt động chống dịch. Sau đó, thành phố mở rộng tập huấn cho đối tượng sinh viên có ngành gần với ngành Y, ngành Công nghệ thông tin để giúp giảm tải cho y, bác sĩ. Số lượng đăng ký tham gia của các lực lượng đến nay đạt khoảng 10.000 người. Người có nhu cầu tình nguyện tham gia công tác phòng, chống Covid-19 tại TP.HCM có thể đăng ký với Sở Y tế. Tùy vào ngành nghề, đối tượng, Sở Y tế thành phố sẽ phân bổ vị trí hợp lý. 

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thời gian qua, số lượng ca nhiễm tăng cao nên ngành Y tế phải liên tục chia sẻ nguồn lực cho các khu cách ly F1 và tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân F0. Một số bệnh viện đã chuyển đổi công năng từ bệnh viện quận, huyện sang bệnh viện điều trị Covid-19. Các bệnh viện đa khoa cũng được “tách đôi” một nửa khám, chữa bệnh lý thông thường, một nửa điều trị cho bệnh nhân Covid-19. 

Bên cạnh đó, lực lượng nhân viên y tế lại chia sẻ nhân sự cho việc đi lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F1, gần đây nhất là nguồn lực tiêm vắc-xin. Như vậy, nhân viên y tế phải đối mặt với khối lượng công việc rất lớn, cần nguồn nhân lực khổng lồ. 

Ông Nguyễn Hoài Nam cho hay:

“Thành phố không phân biệt giữa y tế tư nhân và y tế công lập. Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 59 bệnh viện tư nhân và 200 phòng khám đã cử bác sĩ, điều dưỡng tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin. Thời gian tới, thành phố sẽ lập thêm khu điều trị F0 không triệu chứng tại các bệnh viện quận, huyện, dự kiến 50.000 giường tại 22 quận huyện và thành phố Thủ Đức. Như vậy, thành phố cần tối thiểu 1.000 bác sĩ để đáp ứng”. 
Bộ Y tế sẽ chuyển hơn 12 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các “đầu tàu kinh tế”

Về lực lượng hỗ trợ, giai đoạn đầu, Trung ương dự kiến hỗ trợ cho TP.HCM 5.000 nhân sự là sinh viên, giảng viên đại học, bác sĩ, điều dưỡng. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã đề nghị được hỗ trợ thêm 2.000 nhân viên có chuyên môn y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng đang xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với số ca bệnh đang tăng cao nên việc phân bổ nhân sự cũng là một trong vấn đề cấp bách.

Thảo luận