Ngày 13 tháng Bảy, Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Úc Dan Tehan có chuyến thăm Hà Nội. Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai bên thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Chính phủ Úc cam kết tài trợ gần 30 triệu USD cho Việt Nam để mua vắc xin chống COVID-19 và cung cấp 1,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca.
Lịch sự kiểu Anh
Gần đây hơn, ngày 21 - 23 tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Robert Ben Lobban Wallace đến thăm Việt Nam, chuyến đi mà người đứng đầu chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính gọi là"một minh chứng sáng giá về thiện chí của hai bên thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi". Hậu Brexit, nước Anh thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam như một phần của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang bùng nổ mà London cố gắng tiếp cận. Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) đã được ký kết. London mong muốn nhận được sự ủng hộ của Hà Nội trong việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong khi Hà Nội mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Vương quốc Anh. Anh quốc cũng sẵn sàng thể hiện sức mạnh quân sự của mình và dự định điều tàu chiến từ nhóm tàu sân bay tiến vào Biển Đông trong tháng Tám để hộ tống tàu thuyền di chuyển trên vùng biển quốc tế và đối mặt với các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Áp lực của Mỹ
Và vào cuối tháng, từ ngày 28 - 29 tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong chính quyền mới Hoa Kỳ, sẽ đến Việt Nam trong trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông, trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á. Chuyến đi này cho thấy tầm quan trọng của Washington đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Hoạt động tích cực của những người đứng đầu giới quân sự các nước phương Tây có thể liên quan đến hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Anh vào tháng Sáu và nỗ lực khôi phục sự thống nhất của phương Tây, đặc biệt trong việc thể hiện quan điểm chung chống Trung Quốc", theo ông Mikhail Terskikh - nhà khoa học chính trị tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
"Giờ đây, điều này được thể hiện qua việc "phất cờ" ở khu vực gần biên giới Trung Quốc và sự sẵn sàng hợp tác, thu hút các nước Đông Nam Á, trước hết là Việt Nam, về phía mình".
Hà Nội sẵn sàng hợp tác. Nhưng chính sách đối ngoại của nước này dựa trên nghệ thuật cao trong việc cân bằng giữa các cường quốc, theo công thức của Hồ Chí Minh “Càng ít kẻ thù, càng nhiều bạn càng tốt” và nguyên tắc “ba không”. Như vậy Việt Nam sẽ không đối đầu công khai với Trung Quốc, và hơn nữa, nước này có quan hệ chặt chẽ và đa dạng, cho dù ai đó muốn thế nào đi chăng nữa, nhưng sẽ nỗ lực để duy trì vị thế bình đẳng và có lợi thế tối đa, theo ý kiến chuyên gia Nga.