Vì sao Việt Nam là 'mắt xích' quan trọng trong UNESCO?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Michael Croft, Việt Nam luôn là một thành viên hoạt động sôi nổi, tích cực và luôn làm việc với tiêu chí hướng đến một mục tiêu cao hơn.
Sputnik

Việt Nam là thành viên 'cực kỳ tích cực'

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là diễn đàn giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích, nâng cao vị thế và uy tín quốc gia, chủ động triển khai có hiệu quả hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập UNESCO (tháng 7/1976), Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam - Michael Croft đã chia sẻ về mối quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO thời gian qua và tương lai.

Đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn Bộ trưởng Văn hóa UNESCO

Đánh giá khái quát về vai trò, đóng góp của thành viên Việt Nam với UNESCO, ông Michael Croft cho biết:

"Để đưa ra một đánh giá chung về vai trò của Việt Nam đối với Liên hợp quốc, câu trả lời dễ dàng nhất là: cực kỳ tích cực".

Theo Trưởng đại diện, từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam là nước thành viên hoạt động rất tích cực trong công tác lãnh đạo thuộc nhiều ủy ban khác nhau. Đồng thời, hỗ trợ rất nhiều trong việc triển khai các nghị quyết và công ước mới thuộc lĩnh vực văn hóa, Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục đảm nhận những vai trò quan trọng trong các hội đồng thuộc UNESCO.

Những thay đổi trong mối quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thể hiện rất rõ với các quốc gia thành viên khác về các phương pháp để có thể tận dụng tốt nhất những danh hiệu được UNESCO vinh danh. Điều này có thể thấy rõ điều đó qua việc các danh hiệu Di sản Thế giới, Công viên địa chất, Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã trở thành phương tiện để Việt Nam phát triển.

Địa đạo Củ Chi của Việt Nam sẽ thành Di sản Thế giới?

Trưởng đại diện đặc biệt nhắc đến lần ứng cử đầu tiên của Việt Nam cho một vị trí lãnh đạo trong Liên hợp quốc là vào năm 2017 với tổ chức UNESCO. Điều này thể hiện được tầm quan trọng trong mối quan hệ song phương hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam và UNESCO.

Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác phát triển này đang có những xu hướng thay đổi. Nếu như trong những năm 1990 và những thập kỷ trước, đây là mối quan hệ với những hỗ trợ để phát triển thì hiện tại Việt Nam có thể yêu cầu có được sự uỷ nhiệm từ Liên hợp Quốc để đưa ra được những quyết định chiến lược.

Nguyên nhân là bởi Việt Nam hiện tại là một đất nước có mức thu nhập trung bình, đồng thời nắm trong tay một nguồn tài nguyên đa dạng và có thể tận dụng một cách sáng tạo những ưu thế trên.

Để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số, UNESCO sẽ có những hỗ trợ, hợp tác như thế nào với Việt Nam bằng cách đề ra những khuôn khổ đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo với các quốc gia thành viên để cùng nhau xem xét và bỏ phiếu. Ông Michael Croft cho hay:

"Tôi cho rằng Việt Nam đang giữ một vai trò quan trọng trong UNESCO, cũng như các cuộc thảo luận về việc đặt ra những tiêu chuẩn toàn cầu trong vấn đề quản lý quá trình số hóa".

Hà Nội có thể trở thành 'Thành phố sáng tạo'

Ngoài ra, ông còn chia sẻ thêm:

Từ biểu tình tại “Hòn đảo tự do” tới bộ phim “La Havana trong trái tim Hà Nội”

"Trong quãng thời gian ở Việt Nam, tôi cảm thấy khá thú vị khi khám phá những di sản và lịch sử của công tác ngoại giao văn hóa ở Việt Nam, điển hình như những việc làm, hướng đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao văn hóa".

Cũng như việc Thủ đô Hà Nội phấn đấu để có được sự công nhận danh hiệu "Thành phố sáng tạo" từ UNESCO vào hai năm trước là một sáng kiến tuyệt vời, bởi vì chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đang tái định vị thương hiệu của mình trong thế kỷ 21.

Một đất nước hòa bình, hiếu khách và dễ chịu, đồng thời cũng là một đất nước sáng tạo, năng động, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, một đất nước đầy triển vọng, một đất nước hòa nhập.

Thảo luận