Cụ thể, nhà sản xuất xe hơi Đức đã mua lại gói cổ phần của Isar Aerospace, công ty phát triển và sản xuất các tên lửa đẩy dành để phóng vệ tinh.
«Isar Aerospace sở hữu những khả năng tốt để trở thành nhà sản xuất tên lửa đẩy hàng đầu của châu Âu», - ông Lutz Meschke, thành viên hội đồng quản trị của hãng xe cho biết và nói thêm rằng công nghệ vũ trụ sẽ thúc đẩy sự đổi mới trong nhiều ngành công nghiệp.
Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới của Bezos và Musk
Theo nhận xét trên trang web của kênh CNN, trong khi Blue Origin của Jeff Bezos và SpaceX của Elon Musk đã tiến hành các chuyến bay không gian có người lái, thì Isar Aerospace sẽ tập trung cạnh tranh trong phân khúc thị trường đang phát triển về phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo Trái đất. Công ty dự định tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2022.
Song hành với Porsche, còn có sự tham gia của công ty đầu tư mạo hiểm HV Capital của Đức và nhóm ngân hàng Thụy Sĩ Lombard Odier, đầu tư 75 triệu USD. Có lưu ý rằng nhà sản xuất xe hơi đã nhận được «gói cổ phần nhỏ».
«Khoản tài trợ sẽ cho phép Isar Aerospace tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng phóng, thử nghiệm và sản xuất để tự động hóa phần lớn quá trình chế tạo tên lửa và các hoạt động thương mại», - đại diện công ty cho biết.
Thị trường vũ trụ có tiềm năng lớn
Như nhận xét của CNN, đang chờ đợi là nhu cầu thương mại đối với các vụ phóng vệ tinh cỡ nhỏ sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi mà các công ty ngày càng dựa vào công nghệ vệ tinh nhiều hơn để chạy các chương trình ứng dụng phần mềm.
Theo dữ liệu của Isar Aerospace, đến năm 2027, thị trường toàn cầu về dịch vụ phóng các bộ máy vũ trụ vào không gian sẽ tăng lên hơn 30 tỷ euro, gần 1/3 số này là từ các vụ phóng vệ tinh cỡ vừa và nhỏ.
Chẳng hạn, vào cuối tháng 6, tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX đã phóng thành công 88 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có 4 bộ máy phục vụ lợi ích của cơ quan quân sự Hoa Kỳ. Trong cùng ngày, công ty tư nhân Virgin Orbit có trụ sở tại California với sự hỗ trợ của tên lửa LauncherOne đã thành công đưa 7 vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo, trong đó các vệ tinh dành cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, công ty khởi nghiệp SatRevolution của Ba Lan và vệ tinh của Không quân Hoàng gia Hà Lan.
CNN lưu ý rằng dù khoản đầu tư của Porsche không lớn nhưng đó là «bước tiến ý nghĩa» đối với một công ty xưa nay chuyên về lĩnh vực kinh doanh ô tô, và đây cũng là một điển hình khác về «cuộc chạy đua không gian giữa các công ty tư nhân và nhà tài trợ tỷ phú của họ».