Cho đến nay, người ta vẫn còn biết rất ít về tổng lượng khí thải carbon của các chuyến bay mới, còn giới chuyên gia thì có ý kiến khác nhau. Ví dụ, cố vấn khí hậu hàng đầu của NASA, ông Gavin Schmidt, cho biết rằng lượng khí thải từ một chuyến bay là không đáng kể so với hàng không thương mại và các hoạt động khác của con người. Nhà vật lý thiên văn Pháp Roland Lehuk không tán thành ý kiến đó - trong phân tích của mình, ông Roland Lehuk phát hiện ra rằng khí thải do chuyến bay Virgin Galactic của Richard Branson phát ra tương đương với chuyến đi vòng quanh thế giới trên một chiếc ô tô chở khách.
Giải trí của giới tỷ phú
Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại hơn với tác hại lâu dài - chỉ riêng Virgin Galactic dự kiến sẽ bay 400 chuyến bay du lịch mỗi năm và có khả năng phá hủy tầng trên của bầu khí quyển, các tác động gây hại của nó vẫn chưa được hiểu rõ.
Eloise Mare, giáo sư địa lý vật lý tại Đại học College London, lưu ý rằng tác động môi trường có thể phụ thuộc vào loại nhiên liệu mà tàu vũ trụ sử dụng - khác nhau đối với các tên lửa Blue Origin, Virgin Galactic và Space X. Tuy nhiên, theo nhà khoa học, tất cả các loại nhiên liệu đó đều có thể thải ra khí nhà kính gây hại trong quá trình đốt cháy.
Mặc dù số lượng các chuyến bay thương mại vào vũ trụ là ít so với các chuyến bay hàng không, nhưng chúng có khả năng gây nguy hiểm hơn cho hành tinh, do lượng khí thải tính trên mỗi hành khách nhiều hơn gấp nhiều lần. Ví dụ, khi bay bằng đường hàng không, lượng khí thải là 1-3 tấn /người, trong khi đối với mỗi thành viên của phi hành đoàn tên lửa (vốn chỉ có 4-6 người) – con số này là từ 200-300 tấn/người.
Đọc thêm: