Hà Nội ghi nhận thêm 26 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 31/7, thành phố ghi nhận thêm 26 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên 49 người.
Sputnik

Trong các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vừa được công bố, 2 bệnh nhân được phát hiện qua sàng lọc ho sốt cộng đồng; 16 người ở chùm lây nhiễm ho, sốt thứ phát; 3 trường hợp liên quan đến chùm Tân Mai, Hoàng Mai; 2 bệnh nhân liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội; 2 người liên quan đến Công ty SEI tại Bắc Giang và 1 ca bệnh liên quan nhà thuốc 95 Láng Hạ.

Như vậy, từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 11 cụm dịch, tổng cộng 880 ca nhiễm. Ngày 30/7, thành phố phát hiện 119 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất từ đầu tháng và trong đợt dịch thứ 4 này.

Bí thư Hà Nội: Thời gian giãn cách có gia hạn hay không tùy mức độ kiểm soát dịch

Trao đổi với báo chí ngày 31/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, đúng như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp do biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống.

Hà Nội phát hiện 5 người dương tính SARS-CoV-2 ở Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Đông Anh
“Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và trách nhiệm gương mẫu, đi đầu của Thủ đô, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU xác định 6 nhóm nội dung trọng tâm. Trong đó, tập trung tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị, cá nhân cán bộ lãnh đạo”, ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Đồng thời, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, phải nâng cao hiệu quả chấp hành nguyên tắc giãn cách xã hội của người dân, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyết tâm tận dụng tối đa “thời gian vàng” giãn cách xã hội để đẩy lùi dịch bệnh.

“Trước mắt, thời gian giãn cách là 15 ngày, tùy mức độ kiểm soát dịch thành phố sẽ quyết định có gia hạn hay không. Đây là giải pháp mạnh phù hợp với tình hình thực tế, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Tuy nhiên, trong những ngày qua, còn có cơ quan, đơn vị, người dân chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách, gây ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Người ra đường, đến nơi làm việc còn đông; vẫn có tình trạng đối phó, cố tình vi phạm. Một số nơi tổ chức triển khai giãn cách chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, xử phạt chưa nghiêm. 

Bí thư Hà Nội cho hay: “Biện pháp đúng và trúng, nhưng thực hiện không nghiêm thì cũng làm giảm tác dụng. Trọng tâm bây giờ là phải thực hiện thật nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có như vậy mới có điều kiện để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng. Chỉ có vậy mới có cơ hội chiến thắng Covid-19, trở lại trạng thái bình thường mới sớm nhất”.  
Hà Nội yêu cầu cán bộ, nhân viên chỉ đến nơi làm việc khi thực sự cần thiết

Bên cạnh đó, ông Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý, từng cấp, từng ngành phải quan tâm, chăm lo thật tốt đời sống nhân dân khi thực hiện giãn cách, không để người dân thiếu đói, người khó khăn mà không được giúp đỡ, người ốm, đau mà không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt, khẩn trương triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và các nghị quyết của HĐND thành phố đã ban hành.

Nhấn mạnh việc thành phố có tận dụng được “thời gian vàng” thực hiện giãn cách hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả triển khai, tổ chức thực hiện 6 nội dung trọng tâm trong Chỉ thị số 05-CT/TU, Bí thư Thành ủy Hà Nội kêu gọi mọi người dân Thủ đô cùng chung tay thực hiện, chia sẻ, tự giác chấp hành nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bình Định giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 15

Sáng 31/7, UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị về việc thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 6 giờ ngày 1/8/2021.

Địa phương đề nghị người dân và các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 15 người trong phòng, không tụ tập từ 3 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người; hạn chế tối đa ra đường sau 21 giờ hàng ngày (nếu không có lý do chính đáng).

Tỉnh Bình Định yêu cầu dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 15 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Tỉnh vận động người dân không tổ chức đám cưới, trường hợp phải tổ chức thì không quá 20 người, đám tang không quá 40 người và phải được các cơ quan y tế giám sát nghiêm ngặt.

Đối với các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 (thị xã An Nhơn, xã Cát Tường, huyện Phù Cát), người dân chỉ được tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 30 người, không tổ chức các đoàn viếng; đám cưới không quá 20 người.

Hà Nội vừa phát hiện thêm 9 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Cũng theo Chỉ thị của UBND tỉnh Bình Định, các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Các cơ sở kinh doanh ăn uống được phép bán mang đi, không được bán tại chỗ và phải đóng cửa sau 21 giờ hàng ngày.

Tỉnh đề nghị hạn chế việc di chuyển của người dân từ Bình Định đến các tỉnh, thành phố có dịch và ngược lại, trừ việc đưa người dân về theo chỉ đạo của UBND tỉnh; cho phép duy trì các hoạt động như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu. Trường hợp người dân di chuyển vào địa bàn tỉnh Bình Định vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, phục vụ sản xuất, phải thực hiện khai báo y tế, tuân thủ biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định.

Bình Định tạo điều kiện duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm việc tại các khu/cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất với phương án sản xuất “3 tại chỗ: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 điểm đến”. Tỉnh sẵn sàng các phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly.

Đến nay, Bình Định đã ghi nhận 161 ca mắc Covid-19, trong đó có 104 trường hợp từ nguồn lây bên ngoài về tỉnh, đặc biệt là ở các vùng dịch phía Nam.

Đồng Nai tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 15 ngày để phòng, chống dịch Covid-19

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản quyết định tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Lực lượng chức năng phun khử khuẩn quanh Hồ Gươm và hàng loạt tuyến phố chính ở Hà Nội

Theo đó, thời gian áp dụng trong 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 2/8 theo nguyên tắc người cách ly người, gia đình cách ly gia đình, ấp cách ly ấp, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện thành/phố.

UBND các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện triệt để các quy định về giãn cách, quy định về phòng chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nơi nào để xảy ra tình trạng tụ tập, vi phạm giãn cách xã hội với bất kỳ lý do nào đều bị xử lý nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu và những người liên quan đến địa phương đó.

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với tất các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo 3 phương án là: 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm, linh động cả 2 phương án trên.

Trước đó, ngày 9/7, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong 14 ngày để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, thời gian qua, các bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn liên tục tăng.

Tính đến nay, trong đợt dịch thứ 4 này, Đồng Nai đã ghi nhận khoảng hơn 4.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Thảo luận