"Bí ẩn hạt nhân" Trung Quốc - ít tên lửa, nhưng nhiều hầm phóng

Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm hầm phóng chứa tên lửa hạt nhân ngầm mới, tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine viết, trích dẫn dữ liệu từ các chuyên gia quân sự Mỹ.
Sputnik
Trung Quốc đang sửa đổi các nguyên tắc trong chính sách ngăn chặn của mình, báo Đức Frankfurter Allgemeine viết. Đây là lần thứ hai trong vài tuần qua, các chuyên gia quân sự Mỹ thu được ảnh vệ tinh về các hầm chứa tên lửa mới đang được xây dựng trên sa mạc của Trung Quốc. Theo Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí James Martin, 119 hầm như vậy đã được ghi nhận ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), và 110 hầm khác đang được xây dựng ở sa mạc Gobi, tỉnh Tân Cương. 
🇨🇳 Prominent experts - Decker Eveleth and Jeffrey Lewis from the James Martin Center for Nonproliferation Research have found a large area of construction of new missile silos in the China in the desert near the city of Yumen (Gansu province) on satellite images.
1/2#USA/#China pic.twitter.com/aYdpFctKhn
Các chuyên gia Matt Korda và Hans Christensen từ trung tâm coi đây là đợt mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc lớn chưa từng có. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ có 20 hầm phóng ngầm dưới đất, tờ báo nhắc nhở: nếu tính đến các công trình mới, số lượng của chúng sẽ tăng gấp 10 lần.

Tại sao Trung Quốc lại xây dựng nhiều như vậy?

Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu Bắc Kinh có ý định lấp đầy tất cả các hầm chứa đang được xây dựng bằng vũ khí hạt nhân hay không, Frankfurter Allgemeine lưu ý: điều này sẽ đòi hỏi sự mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân hiện tại của đất nước. Theo một giả thuyết, Trung Quốc đang xây dựng rất nhiều hầm để chuyển hướng chú ý của các con mắt theo dõi: chỉ một số hầm là có chứa vũ khí hạt nhân, và tên lửa có thể được di chuyển dưới lòng đất từ hầm này sang hầm khác. Chiến thuật này đã được Hoa Kỳ áp dụng vào những năm 70. 
China appears to be building a second missile silo field, eventually possibly with 110 silos. New York Times has the story https://t.co/muVf92ywRc based on our analysis https://t.co/5SVrV0iThj

My assistant @mattkorda found it first. Thanks to @planet for satellite images. pic.twitter.com/pMumZt1ZNX
Hiện tại, CHND Trung Hoa được trang bị khoảng 100 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, Frankfurter Allgemeine viết. Lầu Năm Góc tin rằng đến năm 2025, số lượng sẽ tăng gấp đôi. Như tờ báo cho biết, câu hỏi quan trọng là liệu Bắc Kinh có từ bỏ chiến lược hạt nhân trước đây của mình, vốn bao gồm số lượng vũ khí hạt nhân tối thiểu và không tấn công trước. Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tránh tham gia vào cuộc chạy đua hạt nhân: Chiến lược của Bắc Kinh là chắc chắn sẽ trả đũa, nhưng gần đây các chiến lược gia Trung Quốc lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể ngăn chặn một kịch bản như vậy. Trong bối cảnh căng thẳng quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc xây dựng các hầm phóng mới có thể được coi là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng cường chiến lược ngăn chặn, theo báo Frankfurter Allgemeine. 
Mỹ nhầm móng trạm phong điện của Trung Quốc là hầm tên lửa
Như tờ báo lưu ý, các hầm ngầm đang được xây dựng nằm ngoài tầm bắn các tên lửa thông thường của Mỹ. Như một động lực bổ sung cho việc này, chúng ta có thể lưu ý thực tế dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc ngày càng coi trọng sức mạnh vũ khí hạt nhân của mình hơn. Theo học thuyết của giới lãnh đạo Trung Quốc, đến năm 2049, các lực lượng vũ trang CHND Trung Hoa sẽ đạt tới trình độ thế giới. Tờ báo lưu ý vẫn chưa biết liệu điều này có áp dụng cho vũ khí hạt nhân hay không.
Cùng với sự phát triển của tiềm năng hạt nhân, Trung Quốc ngày càng nhận được sự kêu gọi gia nhập chế độ kiểm soát vũ khí, Frankfurter Allgemeine viết. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối, lưu ý họ có kho vũ khí nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ và Nga. Có thể một mục tiêu khác của việc xây dựng các hầm phóng mới là nền tảng cho các cuộc đàm phán, vào thời điểm mà Trung Quốc không thể từ chối tham gia các cuộc thảo luận về giải trừ quân bị.
Thảo luận