"Hình phạt" nào đang chờ Ukraina sau khi "Dòng chảy phương Bắc-2" đi vào hoạt động?

MOSKVA (Sputnik) - Sau khi khai trương đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc-2", Ukraina sẽ không còn có thể hy vọng vào "sự phẫn nộ" rộng rãi của cộng đồng quốc tế do hoàn cảnh mới, nhà báo John Ruehl viết trong một bài báo đăng trên tạp chí National Interest.
Sputnik
Theo ông, với dự án đó của Moskva, châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn khí đốt từ Nga - nhà cung cấp nhiên liệu xanh chủ yếu cho khu vực này. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đường ống khí đốt mới tạo ra mối đe dọa cho nền kinh tế, năng lượng và an ninh quốc gia của các nước Trung và Đông Âu, cụ thể là Ukraina và Ba Lan.
"Vì Nga sẽ sớm có thể trừng phạt Ukraina bằng cách hạn chế trung chuyển khí đốt qua nước này mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các khách hàng quan trọng ở Tây Âu, mong muốn của EU thực hiện vai trò trung gian cũng sẽ giảm", - nhà báo Ruehl phân tích.
Tác giả bài viết cũng lưu ý rằng về tương lai, ông cho rằng với việc giảm đáng kể lượng trung chuyển khí đốt của Nga, Kiev không chỉ đối mặt với nguy cơ thiệt hại về kinh tế mà còn khiến chính họ mất đi quyền tiếp cận với một nguồn năng lượng quan trọng.
Ukraina nói về yêu cầu đối với Mỹ liên quan đến "Dòng chảy phương Bắc -2"
"Dòng chảy phương Bắc-2" là đường ống gần như đã hoàn thành thi công, dẫn khí đốt từ Nga sang Đức với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm. Hoa Kỳ ra sức phản đối dự án này do đang muốn quảng bá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình sang các nước EU. Ukraina và Ba Lan cũng kiên quyết phản đối, những nước này cho rằng dự án mang tính chính trị. Washington đã bốn lần áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm cản trở việc thực hiện dự án, nhưng công việc xây dựng đã đến giai đoạn cuối và sẽ hoàn thành vào cuối mùa hè năm nay.
Trước đó, Berlin và Washington đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó lưu ý rằng để hoàn thành được dự án cần đảm bảo để khí đốt của Nga tiếp tục được trung chuyển qua Ukraina sau năm 2024. Đức cũng cam kết sẽ tìm cách áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Nga, "nếu Điện Kremlin sử dụng việc xuất khẩu năng lượng làm vũ khí".
Đọc thêm:
Thảo luận