Điểm mốc không thể quay trở lại: Vụ nổ trong cảng Beirut dẫn Lebanon đi về đâu?

Tuần này, đúng một năm trước, một vụ nổ mạnh đã xảy ra ở cảng Beirut, trở thành vụ nổ phi hạt nhân mạnh thứ 5 trong lịch sử. Các chính trị gia Lebanon, chuyên gia và nhân chứng của sự kiện đó đã phản ánh với Sputnik: vụ nổ dẫn đến hậu quả gì trong năm qua và lý do tại sao người dân Lebanon cực kỳ không hài lòng với quá trình điều tra vụ việc.
Sputnik
Tuần này, đúng một năm trước, vụ nổ mạnh đã xảy ra ở cảng Beirut. Trong nhiều năm, tại nhà kho đang lưu giữ 2.750 tấn amoni nitrat, bị tịch thu vào năm 2013 từ con tàu "Rhosus" do không trả được nợ cho cảng Beirut. Có lẽ, amoni nitrat đã phát nổ khi tiến hành việc hàn trong nhà kho.
Vụ nổ ngày 4/8, xét về sức công phá, trở thành vụ nổ phi hạt nhân mạnh thứ 5 trong lịch sử, ghi nhận cơn địa chấn có cường độ 3,3 độ. Cư dân của Cyprus, nằm cách Lebanon 250 km cũng nghe thấy tiếng nổ.
Hậu quả vụ nổ khiến 218 người thiệt mạng và hơn 6 nghìn rưỡi người bị thương. Thiệt hại đáng kể xẩy ra đối với các tòa nhà tọa lạc trong bán kính hàng km - kính và cửa bị vỡ, cấu trúc bị hư hại và hình thành miệng núi lửa khổng lồ với đường kính 70 mét trên chính khu vực kho lưu giữ hàng hóa.
Các quan chức Lebanon bị buộc tội đã để xảy ra vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut
Các chính trị gia Lebanon, các chuyên gia và những người chứng kiến​ sự kiện đó đưa ra ý kiến với Sputnik về việc: vụ nổ đã gây ra hậu quả gì trong năm qua, liệu nhà nước có khôi phục lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy của thủ đô hay không và tại sao người dân Lebanon lại cực kỳ không hài lòng với quá trình điều tra vụ việc.

Vết thương mãi không lành

Hậu quả của vụ nổ: hàng nghìn người bị thương, cả về thể chất và về mặt tâm lý, với mức độ nghiêm trọng hoàn toàn khác nhau. Và không phải tất cả mọi người đều chữa lành vết thương trong năm vừa qua: nhiều người sẽ phải sống với chúng cả đời.
Hậu quả của vụ nổ ở Beirut
Joseph Ghafry, một cư dân của khu vực đô thị Ashrafiye, nằm gần địa điểm xảy ra thảm kịch, vào tối ngày 4 tháng 8 năm ngoái, anh bị thương trên đường trở về nhà sau khi đi dạo ở bờ sông. Vụ nổ bất ngờ xảy ra, anh bị vùi xuống dưới  khối đá: Joseph bị thương nặng ở vai và mất một chân.
Ở cảng Beirut phát hiện 79 thùng chất nổ
“Lúc đầu, khi tôi nghe thấy tiếng nổ đầu tiên, tôi nghĩ rằng có một cuộc không kích, hoặc một chiếc xe của ai đó đã phát nổ. Tôi thậm chí không nghĩ rằng có thể có vụ nổ thứ hai. Tôi chỉ vội vã về nhà nhanh hơn. Sau đó là tiếng nổ thứ hai: Tôi bị ném xuống đất, bị một thứ gì đó đè lên. Tôi không cảm thấy đau. Từ dưới đống đổ nát, tôi được một người bạn ở bên kia đường kéo ra”, - anh chia sẻ những hồi ức đầu tiên của mình về thảm kịch.
Người đàn ông tiếp tục: “Điều đầu tiên bạn tôi nói với tôi lúc đó là tôi đừng nhìn vào chân. Một tảng đá khổng lồ vừa nằm trên đó, bản thân chiếc chân dính trên một lớp da vài cm theo đúng nghĩa đen. Nhưng tôi không cảm thấy đau. Nó giống như một cơn ác mộng”.
Theo Joseph, sẽ không trả lại được gì hoặc thay thế chiếc chân đã mất của anh, nhưng anh thực sự mong muốn trừng phạt tất cả những kẻ thực sự có tội vì những gì đã xảy ra.

Một tội ác chống lại loài người

Phó Chủ tịch Quốc hội Lebanon Elly Ferzly lưu ý rằng đối với mỗi người dân Lebanon, sự kiện ngày 4 tháng 8 năm 2020 đã trở thành một thảm kịch chia cuộc sống thành hai giai đoạn: “trước” và “sau”. Ông là một trong những chính trị gia đầu tiên không ngại ra ngoài gặp gỡ mọi người và nói chuyện với họ.
Cảng Beirut sau vụ nổ mạnh
“Hồi ức về vụ nổ ở cảng, thậm chí một năm sau đó, rất đau đớn và bi thảm. Ở Lebanon và phần còn lại của thế giới, không ai coi vụ việc đã xảy ra là một tai nạn. Đó là một tội ác. Một tội ác thực sự chống lại loài người. Thói vô trách nhiệm có hệ thống đã làm tan nát một phần ba của một trong những thủ đô lớn nhất ở Địa Trung Hải. Tất nhiên, bi kịch đã kéo mọi người lại với nhau rất nhiều. Nhưng nó thậm chí còn ngăn cách, chia rẽ nhiều hơn nữa giữa người dân và chính quyền. Họ đặt câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm, trong khi các quan chức im lặng một cách hèn nhát. Họ thậm chí còn không có khả năng bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân”, - ông nói.
Hậu quả tồi tệ nhất đối với đất nước là thiếu các lực lượng có khả năng chịu trách nhiệm về thảm họa, vì đất nước và vì tương lai của người dân Lebanon trước toàn thế giới, - Ferzly bổ sung.

Quá trình phục hồi

Về phía mình, người đứng đầu Hiệp hội các công trình công cộng và nhà thầu xây dựng Lebanon Maron al-Helou, là một trong những người có chức năng đầu tiên, một năm trước, cùng mọi người dọn dẹp đống đổ nát, đánh giá thiệt hại và xây dựng kế hoạch tái thiết Beirut.
“Đó là cú sốc. Không chỉ có cảng bị phá hủy: cả các khu dân cư gần đó, đền thờ và nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện và trường học đều đổ nát. Vài ngày sau, chúng tôi cùng với đại diện của LHQ, EU và Ngân hàng Thế giới thống kê được 8 triệu cơ sở thiệt hại. Chính xác một nửa trong số đó sẽ được yêu cầu khôi phục lại cảng và cơ sở hạ tầng. Phần còn lại là quỹ nhà ở, nơi thờ tự, bệnh viện. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay các tổ chức phi chính phủ đã chi khoảng 500 triệu USD cho việc khôi phục lại. Các công ty bảo hiểm dự kiến ​​sẽ trả 1 tỷ USD, nhưng cho đến nay họ chỉ trả 100 triệu USD trong khi chờ phán quyết của tòa án về vụ nổ”, - ông nói.
Theo ông, cảng Beirut cần khoảng 300 hoặc 400 triệu USD để xây dựng lại toàn bộ. trong khi đó, với tình hình tài chính khó khăn trong nước, cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Hơn nữa, việc không có một cảng hoạt động ở Beirut là một tổn thất to lớn không chỉ cho thủ đô, mà cho cả đất nước.

Liệu có mở phiên tòa tiến hành xử án hay không?

Không chỉ  sự thiếu hành động của các chính trị gia trong các vấn đề xã hội và kinh tế  khiến một số lượng lớn các câu hỏi được đặt  ra từ người dân Lebanon. Cuộc điều tra và nỗ lực trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm liên quan đến vụ nổ ở cảng Beirut, thậm chí một năm sau đó, không dẫn đến bất kỳ kết quả nào: mặc dù Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã hứa sẽ nhanh chóng nắm rõ và giải quyết tình hình.
“Gần một phần tư thành phố đã bị phá hủy, còn giới tinh hoa chính trị của chúng tôi rất lo sợ rằng công lý sẽ trừng phạt họ. Sau tất cả, mọi người đều hiểu rằng mỗi chính trị gia và nhân viên của Sở An ninh bằng cách nào đó đều có liên quan đến các sự kiện ngày 4/8. Và hơn thế nữa, tất cả những ai đã là thành viên của chính phủ Lebanon kể từ năm 2013. Họ không sẵn sàng chịu trách nhiệm, do đó họ can thiệp vào công việc điều tra. Tất cả những người làm việc trong bộ máy nhà nước không được miễn nhiễm - nếu không chúng tôi sẽ không thể hoàn thành cuộc điều tra và tiến hành xét xử”, - Mohammad Hawajah, thành viên của khối ‘Phát triển và Giải phóng’ Nghị viện, nói.
Vào trước ngày tưởng niệm vụ nổ ở cảng, tổ chức Human Rights Watch đã công bố bản báo cáo thay thế và nói rằng bằng chứng chỉ ra rằng hoàn toàn có sự tham gia của tất cả các chính trị gia và quan chức trong bộ máy Lebanon liên quan đến vụ nổ diễn ra một năm trước. Báo cáo nói thêm rằng Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cần phê chuẩn cuộc điều tra độc lập của riêng mình, có tính đến tất cả các tình huống.
Vụ nổ ở Beirut: Tổng thống không loại trừ có sự “nhúng tay” của các thế lực bên ngoài
Tiến trình điều tra chậm chạp khiến các công ty bảo hiểm có lý do để không bồi thường cho nạn nhân. Tất cả đều đang chờ đợi cho đến khi phiên bản chính thức được tiết lộ, khẳng định đó là một hành động khủng bố hay vô ý thiếu trách nhiệm. Vì điều này, chỉ những doanh nhân Lebanon bị mất doanh nghiệp và  những gia đình không còn nhà cửa và phương tiện sinh sống mới phải chịu đựng.
Hạ viện Lebanon đã thông qua luật đánh đồng quyền lợi cung cấp cho các gia đình các nạn nhân của vụ nổ ở cảng Beirut ngang bằng với các quân nhân đã hi sinh. Nhưng thiệt hại cho đến tận bây giờ vẫn chưa được đền bù.
Hậu quả vụ nổ ở Beirut

Dưới mức nghèo khó

Lebanon cần nguồn vốn khổng lồ để tái thiết. Các tổ chức quốc tế khác nhau có thể cung cấp các khoản vay để cải thiện tình hình kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, Ngân hàng Trung ương Lebanon vẫn chưa thể đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch tài chính, IMF và Ngân hàng Thế giới từ chối cho nó vay. Việc thiếu vốn để đưa cư dân Beirut trở lại cuộc sống bình thường đã dẫn đến mức sống thậm chí sụt giảm nghiêm trọng hơn - không chỉ ở thủ đô, mà trên toàn lãnh thổ Lebanon.
Nhà kinh tế Lebanon Jassem Ajaqah đã nói về điều này.
“Tôi dẫn ra một số thống kê: tỷ lệ nghèo cùng cực năm 2019 là 8%, năm 2020 con số này lên tới 23%. Dưới mức nghèo khổ ở Lebanon là khi thu nhập không vượt quá 1,9 đô la một người mỗi ngày. Và về nguyên tắc, mức độ nghèo đói ở nước ta đơn giản chỉ tăng vọt sau vụ nổ. Theo số liệu của  Ngân hàng Thế giới, sau sự kiện ngày 4/8, tỷ lệ người nghèo đã tăng lên 55%. Theo báo cáo của UNICEF, 77% gia đình không thể tự cung cấp thực phẩm và 30% trẻ em Lebanon đang bị đói. Tình hình thật thảm khốc”, - ông nói.
Theo nhà kinh tế học, việc các chính trị gia không hành động trong suốt cả năm qua làm phức tạp tình hình đến mức tỷ lệ người dân Lebanon sống dưới mức nghèo có nguy cơ tăng lên 30% trong năm nay.
Thảo luận