Lưu ý rằng nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Theo một số ước tính, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu trong sáu tháng đầu năm nay đã tăng gần 36% so với với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Hoa Kỳ - tăng 42,6%.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức về việc cung ứng hàng. Bà Fang Xueyu, Phó chủ tịch tiếp thị quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của công ty Hisense Trung Quốc cho biết nhiều hàng hóa thực tế là không thể vận chuyển bằng đường biển. Chi phí vận chuyển container đã tăng gấp bốn lần, việc vận chuyển hàng đến châu Âu hiện nay lâu hơn trước đây một tuần, bà giải thích vào tháng trước.
Những khó khăn nói trên nảy sinh trong bối cảnh xảy ra một loạt các sự cố - sự cố ở kênh đào Suez vào tháng 3, và những khó khăn sau đó ở chính Trung Quốc liên quan đến việc coronavirus bùng phát.
“Những gì đang diễn ra ở châu Âu, và trên khắp thế giới, tất nhiên không thể gọi là sự hỗn loạn, nhưng có thể coi là những gián đoạn nghiêm trọng trong hệ thống logicstic”, - ông Alexander Klose, chủ tịch điều hành các hoạt động nước ngoài của công ty khởi nghiệp Trung Quốc Aiway về sản xuất xe điện nhận định.
Công ty đã phải thay đổi kế hoạch của mình do không thể vận chuyển hàng bằng đường biển và phải hoãn giao hàng trong nhiều tháng.
Thời tiết xấu cũng góp phần khiến tình hình cung ứng ở Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn trong tháng Bảy. Lũ lụt ở tỉnh Hà Nam Trung Quốc dẫn khó khăn trong vận tải đường sắt, trong khi khu vực nói trên không có đường ra biển. Việc xuất lúa mì là sản phẩm thế mạnh của vùng này bị thiệt hại nhiều. Các chuyên gia cho biết lũ lụt ở Trung Quốc cùng với thảm họa thiên nhiên ở châu Âu đã đe dọa toàn bộ nền thương mại thế giới.