“Các cường quốc hạt nhân đã hiện đại hóa vũ khí của họ trong những năm gần đây, mở ra một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, việc Liên bang Nga và Hoa Kỳ quyết định gia hạn Hiệp ước START và bắt đầu đối thoại về kiểm soát vũ khí là những bước đi đầu tiên để giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân”, - ông nhận định.
Theo báo cáo của hãng tin Kyodo, Thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui tại buổi lễ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22 tháng 1 năm nay.
“Vũ khí hạt nhân là phương tiện bạo lực cực đoan nhất đối với con người. Nếu xã hội dân sự quyết định sống mà không có nó thì cánh cửa dẫn đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân sẽ rộng mở”, - ông nói.
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trong bài phát biểu đã kêu gọi các quốc gia "kiên trì thực hiện những sáng kiến thực tế về giải trừ hạt nhân trong điều kiện an ninh khắc nghiệt và sự bất đồng ý kiến ngày càng tăng trong quan điểm của các quốc gia".
Vào cuối tháng 1, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên, trong đó có thảo luận về việc gia hạn Hiệp ước START. Sau đó, nhà lãnh đạo Nga đã trình lên Duma Quốc gia dự luật về việc phê chuẩn văn kiện.
Hiệp định có hiệu lực vào ngày 3 tháng Hai. Thỏa thuận ở dạng hiện tại không có bất kỳ thay đổi hoặc bổ sung nào sẽ có hiệu lực đến ngày 5/2/2026.