"Bánh tẩm thuốc độc": Nga giải mật tài liệu về kế hoạch của quân đội Nhật chống phá Liên Xô

Vào năm 1942, bất chấp Điều ước trung lập Xô-Nhật, quân đội Nhật Bản đã bắt đầu đào tạo huấn luyện điệp viên để thực hiện hành động phá hoại chống lại Hồng quân bằng cách sử dụng chất độc trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên Xô, theo tài liệu được Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) mới được giải mật.
Sputnik
Trong số các tài liệu lưu trữ, bao gồm cả những chiến lợi phẩm mà Sputnik đã làm quen, có biên bản tốc ký cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia Nhật Bản được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 1942 có sự tham gia của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Kwantung Umezu Yoshijiro.
Nhật Bản giải mật tài liệu nói Liên Xô từng định trao lại một phần quần đảo Kuril
"Chúng ta cũng cần suy nghĩ về hành động phá hoại bằng cách sử dụng chất độc ... Ví dụ, có thể dẫn dụ 5-6 đối tượng vào cái bẫy, cho họ ăn bánh tẩm chất độc hoặc bỏ chất độc xuống giếng nước. Tôi nghĩ rằng, những hoạt động như vậy nên được dạy từ thời bình, đặc biệt là cho những người di cư, và theo đó nên dẫn dắt họ", - Thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia Nhật Bản Nagatomo phát biểu tại cuộc họp.
Xét theo biên bản ghi chép cuộc họp, những người tham gia đã thảo luận thêm về cách biện minh cho kế hoạch sử dụng chất độc trong các tài liệu quân đội. Thư ký cấp cao của Ủy ban Katakura đề nghị sử dụng cụm từ "chống phá hoại bằng mọi biện pháp có thể".
"Tức là, nên sử dụng cụm từ này để không nhắc đến các chất độc hại", - Katakura nói thêm.
"Ở đây không nói về việc phòng thủ trước những hành động phá hoại của kẻ thù, mà là về việc chúng ta sẽ thực hiện những hành động phá hoại… Tôi xin nhấc lại, chúng ta sẽ sử dụng chất độc", - Nagatomo nói.
Liên Xô đã cân nhắc ba lựa chọn về quần đảo Kuril để ký Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản
Ông nhấn mạnh: "Biện pháp này là tốt nhất để chống lại lực lượng đổ bộ đường không của đối phương".
Theo Nagatomo, "chúng ta có thể dùng cả dùi cui và những dụng cụ khác để giết kẻ thù".
“Nhưng, bạn không thể vượt qua chỉ bằng vũ lực”, - Nagatomo nói thêm.
“Vì vậy, bạn cần phải sử dụng chất độc, phải không?” - Katakura hỏi.
"Vâng, đúng như vậy", - Nagatomo xác nhận.

Hình thành Phe Trục hiếu chiến

Vào ngày 27 tháng 9 năm 1940, tại Berlin, ba nước Nhật Bản, Ý và Đức ký kết Hiệp ước Ba bên, chính thức trở thành Phe Trục của các quốc gia hiếu chiến. Tokyo trở thành đồng minh của Berlin. Việc ký kết Điều ước trung lập Xô-Nhật vào ngày 13 tháng 4 năm 1941 tại Mátxcơva đã giúp bảo vệ đường biên giới phía đông của Liên Xô trong một thời gian nhất định, nhưng, vẫn không làm thay tương quan lực lượng trên vũ đài quốc tế.
Ngoại trưởng Nhật Bản I. Matsuoka ký Hiệp ước Trung lập giữa Liên Xô và Nhật Bản, ngày 13 tháng 4 năm 1941
Trong những năm chiến tranh, Nhật Bản vẫn là đồng minh của nước Đức Hitler và vẫn không từ bỏ kế hoạch chiến tranh chống Liên Xô. Bằng tất cả các hành động của mình Tokyo cố tình vi phạm Điều ước trung lập Xô-Nhật, phát triển kế hoạch hoạt động quân sự và thực hiện những hành vi chống phá Liên Xô.
Hải quân Liên Xô đã đóng góp những gì trong chiến thắng trước chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản?
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Liên Xô và các quốc gia khác, giới cầm quyền Nhật Bản và các cơ quan đặc nhiệm của quốc gia này đã đặt hy vọng lớn vào việc sử dụng vũ khí sinh học trong điều kiện chiến đấu, đồng thời tiếp tục phát triển, thử nghiệm và cải tiến các loại vũ khí này. Quân đội Nhật Bản xem vũ khí sinh học như một phương tiện có thể đóng một vai trò gần như quyết định trong cuộc chiến chống lại quân địch.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô, với bằng chứng không thể chối cãi về việc Nhật Bản đang chuẩn bị sử dụng vũ khí sinh học và đang sát cánh cùng phát xít Đức, đã tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày hôm sau, quân đội Liên Xô đã mở cuộc tiến công chiến lược ở Viễn Đông bao gồm ba chiến  dịch: cuộc tấn công chiến lược Mãn Châu, chiến dịch tấn công Nam Sakhalin và chiến dịch đổ bộ quần đảo Kuril.
Ký kết Hiệp ước đầu hàng của Đạo quân 3 Quan Đông tại thành phố Uông Thanh, năm 1945
Việc Liên Xô tham chiến và sự thất bại của Quân đội Kwantung đã quyết định sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính phủ Nhật Bản đã ký văn kiện chấp nhận đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự kiện cuối cùng đánh dấu kết thúc Thế chiến II là vụ án ở thành phố Khabarovsk. Vào ngày 25-30 tháng 12 năm 1949, tại Khabarovsk, tòa án quân sự của Quân khu Primorsky đã xét xử vụ án quân đội Nhật bị cáo buộc chuẩn bị sử dụng vũ khí sinh học.
Thảo luận