Tại sao Vương Nghị lại nhớ tới Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông?

Mới đây đã diễn ra cuộc họp trực tuyến của ngoại trưởng các nước thành viên hội nghị cấp cao Đông Á. Tại đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Vương Nghị có những phát biểu quan trọng. Piotr Tsvetov, nhà phân tích từ Sputnik, bình luận trong bài báo của mình.
Sputnik
Cùng với các vấn đề đối phó với đại dịch Covid-19, khôi phục kinh tế, Ngoại trưởng Trung Quốc đề cập đến các vấn đề an ninh Biển Đông. Ông kêu gọi các nước ASEAN duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Về phần mình, ông hứa Trung Quốc sẽ thực hiện các nghĩa vụ từ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, không đưa ra yêu sách ở khu vực này, không thực hiện các bước có thể làm phát sinh xung đột mới ở Biển Đông.
ASEAN - Trung Quốc bàn về Biển Đông và chiến lược hợp tác tương lai
Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông, theo ông, tài liệu này sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của Trung Quốc và các nước ASEAN trên biển, tránh xung đột giữa các bên.

Số phận khó khăn của Bộ Quy tắc Ứng xử

Các cuộc đàm phán về sự cần thiết phải hình thành giữa CHND Trung Hoa và ASEAN Bộ Quy tắc Ứng xử cho các Bên diễn ra từ năm 1992, khi Tuyên bố ASEAN về Biển Đông được ký kết. Năm 2002, khi các nước liên quan ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, Bộ Quy tắc được công nhận là văn bản được mong chờ nhiều nhất để giải quyết tình hình Biển Đông. Và trong tất cả những năm này (gần 20 năm qua), công việc được tiến hành, nhưng tiến triển rất chậm. Năm 2017, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ASEAN thông qua văn bản khung của Bộ quy tắc. Đồng thời, các cuộc đàm phán đã bắt đầu để ký nội dung cuối cùng của Bộ luật vào năm 2021. Buổi đọc đầu tiên của Bộ luật diễn ra vào năm 2019, một số sự kiện được lên kế hoạch để thúc đẩy văn bản vào năm 2020, nhưng rồi đại dịch coronavirus tràn qua. Những người soạn thảo văn kiện của cả hai bên sau đó tuyên bố không thể chỉ đàm phán trực tuyến về nhiều điểm tế nhị trong Bộ quy tắc.
Biển Đông
Trung Quốc gọi Mỹ là "nguồn gốc chính gây ra rủi ro" ở Biển Đông
Vậy điều gì đã thay đổi trong năm qua? Dường như không có gì! Covid-19 tiếp tục lan rộng trên hành tinh, với hầu hết các cuộc họp quốc tế phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Nhưng hy vọng của Bắc Kinh về việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ đã cạn kiệt. Sự xuất hiện của tân tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng không khơi gợi nhiều hy vọng về một chính sách mới của Mỹ đối với Trung Quốc. Xung đột giữa hai nước trên Biển Đông leo thang, Washington đã tìm cách kéo được đứng về phía mình các đồng minh NATO và QUAD, những quốc gia ủng hộ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong những điều kiện này, điều quan trọng là Bắc Kinh cần phải đạt được niềm tin từ các nước ASEAN.
Mong muốn vô hiệu hóa các hành động của Mỹ trong khu vực là động lực nghiêm túc cho các bước đi mới của ngoại giao Bắc Kinh. Nó thực sự có thể thúc đẩy Bắc Kinh thỏa hiệp. Tuy nhiên, cũng có những lợi ích quốc gia mà các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hay nói đến. Trong đó có việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chính từ quan điểm này, chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông đang được xây dựng. Thời gian sẽ trả lời vấn đề nào sẽ thắng thế trong quá trình làm việc về Bộ quy tắc, chủ nghĩa thực dụng cơ hội hay tầm nhìn chiến lược.
Thảo luận