"Tôi đã cố gắng thảo luận vấn đề này với các nước NATO, nhưng họ không quan tâm... Rõ ràng hiểu ngay là khi không có Hoa Kỳ là quốc gia điều phối, thì những lựa chọn này đã bị loại trừ", - tờ báo trích dẫn lời ông Wallace.
Theo Bộ trưởng Anh, phương án duy trì sự hiện diện quân sự đơn phương của Anh cũng đã được xem xét, tuy nhiên nếu làm như vậy thì họ buộc phải giảm bớt hoạt động ở các điểm khác trên thế giới.
Bộ trưởng cũng lên án thỏa thuận hòa bình được ký kết năm 2020 giữa Hoa Kỳ và phong trào cực đoan Taliban*, trong đó đề ra việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan trong 14 tháng và bắt đầu tiến trình đối thoại liên Afghanistan sau khi trao đổi tù nhân.
“Thỏa thuận thối nát, có sai sót… Chúng tôi có lẽ sẽ trở lại (Afghanistan) sau 10 hoặc 20 năm nữa”, - ông Wallace nói.
Theo người đứng đầu Bộ quốc phòng Anh, việc NATO rút quân thể hiện tầm nhìn ngắn hạn về chiến lược của các quốc gia phương Tây.
“Phương Tây lại cho thấy mình đang duy trì những ý kiến mà nếu làm theo đó thì chỉ có thể loại bỏ các vấn đề chứ không giải quyết được nó”, - ông Wallace nói.
Cuộc đối đầu giữa lực lượng quân chính phủ và phiến quân Taliban* ở Afghanistan tiếp diễn không phải là năm đầu tiên. Trong những tháng gần đây lực lượng này đã chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ quan trọng ở nông thôn và miền biên giới, đồng thời tiến hành tấn công vào các thành phố lớn. Sự leo thang diễn ra trong bối cảnh Mỹ rút quân, điều mà Bộ Ngoại giao Nga gọi là sự thừa nhận thất bại trong sứ mệnh của Washington ở Afghanistan.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.