Theo nghiên cứu, các quốc gia trong khu vực này từ lâu đã phải hứng chịu những đợt triều cường, lốc xoáy mạnh, hạn hán kéo dài và nhiễm mặn nguồn nước ngầm, gây hại cho nông nghiệp. Ngoài ra, nhiều hòn đảo đang bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Các nhà khoa học cho biết những trận đại hồng thủy này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi hành tinh nóng lên.
"Các hòn đảo ở Thái Bình Dương có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến mực nước biển dâng. Điều này sẽ khiến những nơi như Kiribati, Vanuatu và quần đảo Solomon không thể ở được", - Nicola Cazule - trưởng nhóm nghiên cứu khu vực Úc – Thái Bình Dương thuộc Greenpeace nói.
Ngưỡng nhiệt độ tới hạn trên Trái đất
Một ngày trước đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ công bố một báo cáo, theo đó Trái đất sẽ vượt qua ngưỡng nhiệt độ tới hạn 1,5-2 độ C vào năm 2030. Các nhà khoa học chỉ ra quá trình này sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới và khiến trở nên bất ổn: mưa to, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng sẽ xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Các chuyên gia kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển nhằm ổn định nhiệt độ trên hành tinh trong 20 - 30 năm. Nếu không, theo các chuyên gia, nhân loại sẽ không thể kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, vốn sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp và sức khỏe.