Trong khuôn khổ nghiên cứu, gần 4.000 tình nguyện viên đã thu gom rác trên các bãi biển, họ đi bộ tổng cộng 11 nghìn dặm (khoảng 17,7 nghìn km). Sự kiện này là cuộc dọn dẹp lớn nhất trên lãnh thổ Vương quốc Anh.
Rác thải do Coca-Cola
Các tình nguyện viên nhận thấy rằng thùng rác thu gom bao gồm 10.000 bao gói với nhãn hiệu thuộc 328 công ty. Theo dữ liệu của báo cáo, 65% toàn bộ rác thải mà người ta bỏ lại trên các bãi biển của Vương quốc Anh mang dấu vết sản phẩm từ 12 công ty: Coca-Cola, PepsiCo, AB InBev, McDonald's, Mondelez International, Heineken, Tesco, Carlsberg Group, Suntory, Haribo, Mars và Aldi. Thông thường, dân đi nghỉ làm ô nhiễm bãi biển bằng vô số những thùng Coca-Cola rỗng.
Nhà lãnh đạo SAS, ông Hugo Tagholm kêu gọi chính quyền Vương quốc Anh khởi động kế hoạch hoàn trả tiền đặt cọc càng sớm càng tốt - chương trình mà theo đó người mua trả thêm tiền cho hàng hóa trong bao gói sử dụng một lần, nhưng có thể hoàn tiền nếu người ấy đem trả các thùng lon rỗng đến điểm thu gom. Sau khi đại dịch bùng phát, chương trình đã bị hoãn cho đến năm 2024, mặc dù phổ biến các phương tiện bảo hộ cá nhân, nhưng chỉ chiếm 2,5% toàn bộ rác nhựa đã thu gom, bao gồm hơn một nửa số sản phẩm của 12 công ty-thủ phạm gây ô nhiễm bãi biển và 80% bao bì là của Coca-Cola. Ông Tagholm cũng thông báo rằng mặc dù sự gia tăng của các thiết bị bảo vệ cá nhân, nhưng chúng chỉ chiếm 2,5% lượng nhựa được thu gom, mà không liên quan gì đến ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm.
Đại diện của Coca-Cola lấy làm tiếc rằng bao bì từ các sản phẩm của công ty lại bị tồn đọng tại nơi không đúng như mong muốn. «Tất cả bao bì của chúng tôi đều có thể tái chế 100% để sử dụng nhiều lần. Mục tiêu của chúng tôi là tái chế càng nhiều càng tốt để xuất xưởng bao bì thêm một lần nữa», - công ty cho biết.