Theo tác giả bài báo, thỏa thuận về dự án của Nga tiềm ẩn nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng không chỉ đối với Đông Âu mà còn đối với toàn bộ EU.
“Tác động về kinh tế, chính trị và an ninh do việc vận hành đường ống dẫn khí đốt gây ra sẽ rất lớn và chủ yếu Đông Âu sẽ phải trả giá cho việc này”, - Joja viết.
Cây bút chuyên mục phân tích rằng đối với Ukraina, việc vận hành đường ống dẫn khí đốt sẽ đồng nghĩa với viễn cảnh tăng giá nhiên liệu xanh và nói chung "tình hình sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn".
“Tước bỏ của Ukraina nguồn phí dịch vụ trung chuyển khí đốt là một phần của xu hướng hiện nay dẫn đến giảm thiểu lợi ích kinh tế và làm suy yếu an ninh năng lượng ở Đông Âu”, - tác giả bài báo nhận xét.
"Dòng chảy phương Bắc-2" là dự án đường ống đã hoàn thành 99% dẫn khí đốt từ Nga sang Đức với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm. Trong số các nước ra sức phản đối dự án này có Mỹ, nước đang quan tâm đến việc quảng bá nguồn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình xuất sang các nước EU, cũng như Ukraina và Ba Lan, những nước coi đó là dự án mang tính chính trị.
Washington đã bốn lần áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm cản trở việc thực hiện dự án, nhưng công tác xây dựng hiện nay đã đến giai đoạn cuối và sẽ hoàn tất vào cuối mùa hè năm nay.
Đọc thêm: