Những người bày tỏ quan điểm điểm này là GS Andrew Pollard Giám đốc Nhóm Phát triển Vaccine Oxford, và ông Seth Berkeley đứng đầu Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), cũng tuyên bố rằng hiện không có nghiên cứu khoa học nào về yêu cầu tiêm chủng đại trà với liều vaccine thứ ba.
«Việc tiêm chủng hàng loạt liều vaccine thứ ba ở một nước giàu có sẽ phát tín hiệu ra khắp thế giới rằng cần làm như thế ở mọi nơi. Sẽ có vô số liều vaccine không được lưu hành và nhiều người nữa sẽ chết vì họ không bao giờ có cơ hội được tiêm dù một liều duy nhất», - các chuyên gia Pollard và Berkeley lưu ý.
«Lịch sử sẽ ghi nhớ khoảnh khắc»
Theo lời các chuyên gia, «lịch sử sẽ ghi nhớ khoảnh khắc» nếu như lãnh đạo các nước phương Tây lãng quên trách nhiệm của họ đối với phần còn lại của nhân loại trong cuộc khủng hoảng đại dịch hiện nay.
Các nhà khoa học lập luận rằng đại đa số các nạn nhân COVID-19 trong năm nay có thể được cứu khi vaccine được phân phối thích hợp. Việc tiêm phòng đại trà cho các nhóm cư dân có nguy cơ sẽ giảm thiểu mối đe doạ xuất hiện các biến chủng mới của virus, tạo điều kiện nối lại hoạt động du lịch và phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã kêu gọi hoãn ít nhất đến cuối tháng 9 việc tiêm liều vaccine thứ ba để thu hẹp khoảng cách giữa khả năng cung cấp chế phẩm phòng dịch ở các nước giàu và nghèo.