"Taliban* tiến vào thành phố, còn chúng tôi chạy trốn": Truyền thông phương Tây viết về việc Kabul đầu hàng

Truyền thông phương Tây so sánh sự đầu hàng của Kabul với các chuyến bay di tản của người Mỹ chạy khỏi Sài Gòn năm 1975.
Sputnik
Việc thủ đô của Afghanistan thất thủ, điều mà không ai có thể ngờ được xảy ra sớm như thế gây xôn xao truyền thông phương Tây. Bằng những thuật ngữ khá khắc nghiệt, họ tường thuật cuộc di chuyển đến sân bay Kabul, từ đó sơ tán các nhà ngoại giao nước ngoài, việc để người Afghanistan tự chống đỡ, so sánh những gì đang xảy ra với các chuyến bay của Mỹ từ Sài Gòn năm 1975.
Taliban* tuyên bố kết thúc chiến tranh ở Afghanistan
Ngày 6 tháng 8, các tay súng Taliban* cực đoan* đã chiếm Lashkar Gah, trung tâm hành chính tỉnh Helmand. Sau đó, chưa đầy 10 ngày sau, họ đã chiếm gần như toàn bộ đất nước và tiến vào thủ đô vào ngày Chủ nhật.

Tổng thống bỏ trốn

Các bài báo của nhiều hãng truyền thông phương Tây hàng đầu gần như bắt đầu đưa tin vào hôm đó: "Chính phủ Kabul sụp đổ, tổng thống được phương Tây hậu thuẫn bỏ chạy, và các chiến binh tiến vào cung điện của ông ta".
Như Washington Post lưu ý, việc chiếm giữ thủ đô Afghanistan được dự kiến trong nhiều tháng, nhưng cuối cùng đã diễn ra trong một ngày. Theo New York Times, tốc độ tấn công của Taliban* qua các vùng nông thôn, thành phố đã khiến quân đội và chính phủ Mỹ bất ngờ vào tuần trước. Politico nhấn mạnh không có đánh giá chính thức hay dữ liệu tình báo nào cho thấy Taliban* sẽ chiếm toàn bộ Afghanistan nhanh chóng như vậy.
Tờ Financial Times viết việc Taliban* tiến vào Kabul là đỉnh điểm của "một cuộc tấn công chớp nhoáng đầy kịch tính kéo dài một tuần" giành quyền kiểm soát phần lớn đất nước. Đồng thời, ấn phẩm cho rằng Afghanistan đang "tiến gần tới một cuộc nội chiến".
Đại diện của các dịch vụ đặc biệt Afghanistan trong vùng lân cận của sân bay Kabul, nơi đang xảy ra nổ súng
Các nhà phân tích tin các lãnh chúa Afghanistan thiện chiến nhất rút lui về mặt chiến thuật để tập hợp lại và có khả năng chiến đấu chống lại Taliban*.

"Taliban* tiến vào thành phố. Chúng tôi bỏ chạy".

Các phương tiện truyền thông phương Tây chú ý nhất đến các sự kiện diễn ra tại sân bay Kabul, như tờ Times lưu ý, là "con đường duy nhất ra khỏi đất nước nằm ngoài sự kiểm soát của Taliban*". Và ở đây, tất nhiên, đã có những so sánh với việc quân Mỹ rút khỏi Sài Gòn năm 1975, mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng những điểm so sánh này là không chính xác.
LHQ gọi tình hình ở Afghanistan là một thảm họa nhân đạo
Tờ Wall Street Journal cho biết vào tối Chủ nhật, con đường chính từ Kabul đến sân bay, với hàng nghìn binh sĩ Mỹ và những người Afghanistan đang chạy trốn, đã xuất hiện cảnh tượng kỳ lạ khi các chiến binh Taliban* hòa lẫn với quân đội Afghanistan.
Trực thăng chở các nhà ngoại giao Mỹ và phương Tây từ đại sứ quán Mỹ đến khu vực sân bay Kabul. Những chiếc máy bay lần lượt cất cánh, và bên dưới là một thành phố chật ních những chiếc ô tô bị bỏ lại, mà người Afghanistan trên đó cố gắng chạy đến cảng hàng không. Khói bốc lên bao trùm cơ quan đại diện ngoại giao. Có lẽ, các tài liệu bị đốt cháy ở đó.
Các tay súng Taliban* trên đường phố Kabul
Sau đó, Wall Street Journal viêt tiếp, hỗn loạn bắt đầu khi hàng trăm người không có hộ chiếu và vé cố gắng lên chuyến bay. Cùng lúc đó, hàng chục chiếc máy bay màu xám Không quân Mỹ và Anh chờ sẵn hành khách trên đường băng. Tuy nhiên, các chuyến bay dân dụng đã bị đình chỉ.
Một số người nước ngoài sơ tán chờ đợi, ngồi trên những chiếc hộp bìa cứng có ghi dòng chữ "Bữa trưa không có thịt lợn". Theo New York Times, những chiếc vòng tay đặc biệt đã được trao cho những người có quyền bay, nhưng không có chiếc vòng nào dành cho hàng triệu người Afghanistan, trong đó có hàng chục nghìn người đã cộng tác với nước Mỹ trong nhiều năm qua.
"Tiến tới Kabul". Nhà khoa học chính trị quân sự bình luận về cuộc tấn công của Taliban*
Tờ Financial Times lưu ý nhiều người Afghanistan bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Mỹ chỉ tập trung vào việc sơ tán công dân mình.
"Tôi muốn đến Kabul ngay bây giờ và hét lên trước đại sứ quán Mỹ: "Chúng tôi là người như các bạn, và chúng tôi cũng có quyền sống và tận hưởng tự do", theo lời một một phụ nữ trẻ ở Herat, nơi mà Taliban* chiếm được vài ngày trước.
"Xin chúc mừng, Taliban* đã vào thành phố. Chúng tôi đang chạy trốn", Sahra Karimi, người đứng đầu công ty điện ảnh Afghan Film, viết trên Facebook.

Sự chỉ trích

Theo New York Times, hai thập kỷ sau khi Hoa Kỳ tiến vào Afghanistan, cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia mới của Hoa Kỳ tại đó đã sụp đổ, và Joe Biden sẽ đi vào lịch sử với tư cách là tổng thống thực hiện "hành động nhục nhã cuối cùng" trong một chương dài và khó hiểu của Mỹ ở Afghanistan. Tờ báo cũng lưu ý quyết định để Afghanistan tự chịu số phận của mình sau 20 năm can thiệp của phương Tây đã gây ra những lời chỉ trích gay gắt.
Các tay súng Taliban* giương cao lá cờ của họ ở thành phố Ghazni
Người đứng đầu ủy ban quốc tế Tom Tugendhat gọi việc các lực lượng NATO rút quân nhanh chóng là "thảm họa chính sách đối ngoại lớn nhất kể từ thời kênh Suez" đối với Anh.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Thảo luận