Các nước láng giềng trước nguy cơ bị tấn công khi Taliban* sở hữu kho vũ khí mạnh

Ban lãnh đạo phong trào Taliban* tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Afghanistan kéo dài 20 năm. Những lá cờ của tổ chức cực đoan tung bay trên Kabul, Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy, các nhân viên quân sự và dân sự của các nước phương Tây vội vã di tản.
Sputnik
Taliban* nghiễm nhiên thu được vô số vũ khí và trang bị của quân đội nước Cộng hòa Afghanistan khi lực lượng này đầu hàng toàn bộ. Chẳng mấy chốc các chiến binh Taliban* sẽ có sức mạnh vũ trang mới với những trang bị kỹ thuật hiện đại của riêng họ. Những khả năng mới của đội quân đạo Hồi tại Afganistan là nội dung phân tích trong bài viết của Sputnik.
Taliban* với súng máy chơi đu quay ở thủ đô Afghanistan vừa bị chiếm đóng

Dễ dàng thu nhận chiến lợi phẩm

Mùa thu năm 2001, chế độ Taliban* đã không trụ nổi được sau vài tháng. Đội quân  của Liên minh phương Bắc với sự hỗ trợ của hàng không Mỹ đã buộc các chiến binh phải lui vào bí mật và rút một phần sang nước láng giềng Pakistan. Khi ấy các phần tử cực đoan thiếu vũ khí và trang thiết bị: máy bay của Không lực Hoa Kỳ và đồng minh của Mỹ đã phá hủy tan tành dòng tiếp tế của chiến binh. Tuy nhiên, Taliban* đã phát động cuộc chiến tranh du kích quy mô trên khắp đất nước, và ngày càng nhiều trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao của phương Tây rơi vào tay chiến binh. Ngoài ra, nguồn cung cấp vũ khí từ Pakistan cũng tăng lên.
Các chiến binh Taliban chụp ảnh trong khi giương cao lá cờ Các chiến binh Taliban giương cao lá cờ của họ tại nhà thống đốc tỉnh Ghazni, ở Ghazni, đông nam, Afghanistan, Chủ nhật, ngày 15 tháng 8 năm 2021.
Đến năm 2010, tại bất kỳ khu chợ nào ở Afghanistan, chỉ với khoản tiền không lớn cũng có thể dễ dàng sắm được collimator Mỹ (thiết bị để thu chùm tia sáng hoặc hạt song song), khẩu súng trường tấn công của Đức hoặc đài phát thanh do Nhật Bản chế tạo. Các «cửa hiệu» thường xuyên được bổ sung những mặt hàng như vậy khi các đoàn xe của NATO rơi vào ổ phục kích của quân khủng bố. Khi Taliban* chuyển sang tiến hành cuộc tấn công lớn hồi tháng 5 năm nay, các chiến binh của phong trào này đã có trang bị chẳng kém gì so với binh sĩ quân đội Afghanistan.
Mà về động lực thì họ mạnh hơn nhiều. Quân đội Chính phủ tan rã ngay sau khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân. Cả vũ khí của Mỹ cũng như nhiều năm huấn luyện của những bậc thầy quân sự phương Tây đều chẳng giúp được gì. Toàn bộ bảy quân đoàn hoàn toàn mất khả năng chiến đấu. Nguyên cả những đơn vị đã chạy sang phe Taliban* với đầy đủ vũ khí và trang thiết bị.
Chiến binh Taliban* trên đường phố ở thành phố Herat của Afghanistan
Các chiến binh đăng trên mạng xã hội những hình ảnh và video về nhiều chiến lợi phẩm thu được tại các căn cứ cũ của Mỹ. Chẳng hạn, ở Kunduz, có hàng chục xe bọc thép, một xe tăng hạng trung T-55 và một UAV Scan Eagle trong diện sử dụng. Ở căn cứ Bagram là hàng trăm đơn vị thiết bị, phụ tùng, kể cả những thứ chuyên dụng. Còn ở Mazar-i-Sharif và Kandahar - các máy bay trực thăng và máy bay tấn công hạng nhẹ.

Kho vũ khí «khủng»

Taliban* đã chiếm tất cả tài sản của quân đội Afghanistan, ngoại trừ những thiết bị mà binh sĩ đã tìm cách đưa qua biên giới sang các nước khác, cụ thể là tới Iran. Theo dữ liệu của bảng tin thường niên TheMilitary Balance, lực lượng Chính phủ từng có 40 xe tăng hạng trung T-55 và T-62, 640 xe bọc thép chở quân MSFV, 200 xe bọc thép MaxxPro và vài nghìn chiếc Hummer. Ngoài ra còn có lượng pháo binh khá hùng hậu - lên tới 50 hệ thống giàn phóng tên lửa phản lực «Grad», 85 khẩu pháo 122mm D-30 và 24 khẩu pháo 155mm M114A1, khoảng 600 súng cối. Bây giờ kho vũ khí «khủng» này đã lọt vào tay Taliban*.
Trực thăng quân sự chở Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chuẩn bị hạ cánh bên ngoài quốc hội ở Kabul, Afghanistan vào ngày 2/8/2021.
Ngoài ra, các chiến binh cực đoan còn  thu giữ hàng chục nghìn đơn vị vũ khí xạ kích cá nhân do phương Tây sản xuất, nhiều tấn đạn dược, ống ngắm ban đêm, kính ảnh nhiệt, những thiết bị đặc biệt, quân phục và thiết bị bảo vệ. Trong một đoạn video tuyên truyền, Taliban* đã khoe khoang trang bị của chiến binh đặc nhiệm thuộc phong trào này – chẳng kém gì trang bị của lính Mỹ.
Hơn 60 nước đưa ra tuyên bố về Afghanistan
Không quân Afganistan có 22 máy bay cường kích hạng nhẹ EMB-314 Super Tucano, 4 máy bay vận tải C-130H Hercules, 24 máy bay hạng nhẹ Cessna 208B và 18 máy bay phản lực cánh quạt PC-12. Trong lực lượng hàng không lục quân - 6 máy bay trực thăng tấn công Mi-35, 76 máy bay vận tải quân sự Mi-17, 41 chiếc MD-530F hạng nhẹ và đến 30 chiếc UH-60A Black Hawk đa năng. Tất nhiên không phải toàn bộ số thiết bị này đều ở trạng thái hoạt động tốt. Nhưng ngay cả khi chỉ một phần máy bay đó có khả năng cất cánh, thì về cơ bản Taliban* đã sở hữu những tiềm lực mới.
CN-AOK | Lockheed C-130H Hercules | Royal Moroccan Air Force | 28.11.18 zrh pic.twitter.com/yfw0JbX1Rw
Lực lượng hàng không của tổ chức khủng bố là mối đe dọa lớn đối với các nước láng giềng. Cần nói ngay rằng nguyên cớ cuộc xâm nhập của người Mỹ vào Afganistan là vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi những phần tử cực đoan cướp mấy chiếc máy bay chở khách và cho lao vào những tòa tháp chọc trời ở New York. Về mặt lý thuyết, mỗi khí cụ bay của Taliban* đều là «pháo đài thánh chiến cơ động», có thể nạp đầy chất nổ và dùng để tấn công. Quân đội Afghanistan đã không nghĩ đến chuyện này và giao nộp ngay mà không hề thử vô hiệu hóa thiết bị. Đó là chưa nói tới chuyện nhiều phi công tình nguyện gia nhập đội quân Hồi giáo cực đoan.
Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk

Mở rộng nguy cơ

Hôm nay Taliban* tuyên bố không có kế hoạch xâm lược các nước khác. Nhưng ai biết được, ngày mai các chiến binh này sẽ quyết định thế nào? Hàng núi vũ khí có thể là cơ sở cụ thể khiến ban lãnh đạo của tổ chức cực đoan thấy vững tin vào sức mạnh của họ và thổi bùng tham vọng thành tích chiến quả. Các tay súng IS* cũng bắt đầu bành trướng ở Trung Đông chỉ sau khi chiếm được các kho vũ khí của quân Chính phủ Syria và Iraq. Nhiều chuyên gia tin rằng Taliban* là mối đe dọa đối với kiến ​​trúc an ninh toàn cầu.
Vị Tổng thống chạy khỏi Afghanistan hiện đang ở đâu?
Theo nhận định của chuyên gia Oleg Glazunov từ Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, Taliban* có các hạt nhân chìm ở tất cả các nước Cộng hòa Trung Á, trong đó có Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan.
«Cùng với những người tị nạn từ Afghanistan, trà trộn cả những kẻ sau đó sẽ tổ chức hoạt động khủng bố và kích động dân cư nổi loạn. Để làm gì? Tôi nghĩ rằng Taliban* có kế hoạch đi xa hơn ra bên ngoài Afganistan, muốn tạo vành đai các quốc gia Hồi giáo ở vùng Trung Á, vì vậy họ sẽ không dừng lại. Taliban* đã chiến đấu hơn 20 năm, thêm đồng minh là điều có lợi cho họ, vì thế điều quan trọng là cài cắm người của mình vào các địa bàn. Tôi cho rằng cả Trung Quốc cũng nên cảnh giác: Khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương có nguy cơ bùng phát xung đột. Thậm chí khó hình dung kiến ​​trúc an ninh bây giờ dễ sụp đổ như thế nào sau khi Taliban* chiếm Afghanistan. Người Mỹ không đương đầu nổi, họ đã bay đi rồi, Hoa Kỳ ở xa và Washington bỏ mặc không thèm quan tâm nữa. Nhưng còn chúng ta, người Iran, người Trung Quốc hay Pakistan và tất cả các nước khác trong khu vực - tất cả chúng ta phải đối mặt với mớ hỗn độn này», - chuyên gia nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Matxcơva đã nhiều lần nói rõ là Nga sẽ không tham chiến ở Afghanistan một lần nữa. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã lưu ý rằng các nước CSTO cần sẵn sàng đối phó với sự xâm nhập của bọn khủng bố từ các khu vực do Taliban* kiểm soát. Ngoài ra, ông Shoigu cũng nhấn mạnh rằng Matxcơva sẽ tiếp tục giúp hiện đại hóa quân đội của các đồng minh, những nước mà nếu tình hình bùng phát trầm trọng sẽ ở tuyến đầu nhận đòn tấn công trước hết.
*Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Thảo luận