Như tờ báo lưu ý, Baradar đã trở lại Kandahar của Afghanistan, ông giờ đây đã có ảnh hưởng chính trị đáng kể sau những năm vắng mặt ở đất nước. Ví dụ, một trong những yếu tố có lợi cho thủ lĩnh Taliban* là kinh nghiệm của ông khi ở trong nhà tù ở Pakistan. Đây là nhận định của Thomas Ruttig, một nhà ngoại giao và nhà phân tích người Đức đã nhiều năm nay nghiên cứu về Afghanistan, mà ông chia sẻ với The Washington Post.
Theo Ruttig, những năm tháng Baradar bị giam cầm ở Pakistan thực ra chỉ làm tăng thêm “tính hợp pháp chính trị” của ông ta. Như chuyên gia giải thích, nhiều người coi Taliban* như một con rối của Pakistan, phục vụ lợi ích của quốc gia này. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Baradar rất có thể sẽ cho phép ông tạo ra hình ảnh của một người không tuân theo mệnh lệnh của Pakistan và hành động theo ý mình.
Ngoài ra, chính Baradar là người dẫn đầu phái đoàn Taliban* trong các cuộc đàm phán với chính quyền Mỹ ở Doha vào năm 2020 và đích thân gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo. Đồng thời, ông đã cố gắng chứng tỏ mình là một chính trị gia đối trọng với các đại diện hiếu chiến hơn của Taliban*, Ruttig nêu quan điểm.
“Có vẻ như Baradar sẽ có ảnh hưởng to lớn trong chính phủ mới của Taliban*, và vai trò của ông ta ở đó chưa được đánh giá đúng mức”, chuyên gia kết luận.
Đồng thời, hiện tại chưa thể nói trước được, liệu Baradar có thực sự đủ khả năng tập trung quyền lực trong tay mình hay không, tờ báo viết.
Tình hình xấu đi
Tình hình ở Afghanistan bùng phát trầm trọng hơn nhiều trong những tuần gần đây, khi Taliban* tiến quân vào các thành phố lớn. Hôm Chủ nhật, các phương tiện truyền thông và các nguồn tin cho biết lực lượng Taliban* đã kiểm soát tất cả các cửa khẩu biên giới.
Cuối ngày hôm đó, các chiến binh công bố đã tiến vào thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát dinh Tổng thống. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết ông rời khỏi đất nước «để ngăn chặn vụ thảm sát».
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga