Các nhà phân tích ước tính giá trị trữ lượng đất hiếm của Afghanistan vào năm 2020 vào khoảng từ 1 nghìn tỷ USD đến 3 nghìn tỷ USD. Shamayla Khan, giám đốc phụ trách nợ của các nước đang phát triển tại AllianceBerntein, cho biết các chiến binh Taliban* có thể bắt đầu khai thác khoáng sản, điều này sẽ trở thành "một vấn đề rất nguy hiểm đối với thế giới." Bà cũng nói thêm rằng cộng đồng quốc tế sẽ phải gây áp lực lên Trung Quốc nếu nước này muốn liên minh với Taliban*.
Vài giờ sau khi Taliban* chiếm được Kabul, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đã sẵn sàng cho "hợp tác hữu nghị với Afghanistan." Theo bà, Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và ý chí của tất cả các nhóm trong nước, đồng thời duy trì liên lạc với Taliban* Afghanistan, điều này đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Afghanistan thông qua con đường chính trị. Taliban* "nhiều lần" tuyên bố rằng họ "mong đợi sự tham gia của Trung Quốc vào công cuộc tái thiết và phát triển Afghanistan", bà Hoa Xuân Oánh nói thêm.
Tài nguyên thiên nhiên của Afghanistan
Kim loại đất hiếm dồi dào của Afghanistan thường được sử dụng trong các thiết bị công nghệ cao, ô tô, năng lượng xanh và các ngành công nghiệp quốc phòng. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, khoảng 35% đất hiếm trên thế giới được tìm thấy ở Trung Quốc, khiến nước này trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường toàn cầu.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga