Việt Nam ghi nhận thêm hơn 10.000 ca mắc COVID-19

Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.654 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước.
Sputnik
Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (4.425), Bình Dương (3.255), Đồng Nai (657), Long An (545), Tiền Giang (478), Đồng Tháp (185), Đà Nẵng (164), Khánh Hòa (151), Cần Thơ (134), Tây Ninh (102), An Giang (70), Vĩnh Long (60), Hà Nội (53), Trà Vinh (51), Nghệ An (45), Phú Yên (44), Bình Thuận (43), Sơn La (26), Quảng Nam (24), Bình Định (24), Kiên Giang (17), Quảng Ngãi (16), Quảng Trị (9), Bình Phước (8), Bắc Giang (7), Ninh Thuận (7), Hà Tĩnh (7), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (6), Bắc Ninh (4), Nam Định (4), Quảng Bình (4), Hải Dương (2), Ninh Bình (2), Bạc Liêu (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 6.407 ca trong cộng đồng.
Các nhà máy Việt Nam xem xét lại cách tiếp cận '3 tại chỗ' chống COVID
Như vậy trong 24h giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.995 ca. Tại TP.HCM tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca, Tiền Giang tăng 196 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 308.559 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.
Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (164.542), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Bắc Giang (5.802).
Xét nghiệm sàng lọc cho người dân có nguy cơ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Trong ngày 19/8, cả nước có 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 120.059 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Trong ngày 18/8 có 398.031 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là gần 16 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.359.868 liều, tiêm mũi 2 là 1.562.669 liều.

Kiểm soát dịch COVID-19 tại TP.HCM

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về Tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại TP.HCM khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Quyết định số 3989/QĐ-BYT ngày 18/8/2021 về Tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Ghi nhận thêm 9.605 ca Covid-19, Bộ Y tế phản hồi đề nghị tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 12-18 tuổi
TP.HCM xây dựng kế hoạch xét nghiệm 2716/KH-UBND ngày 15/8/2021 và Kế hoạch 5811/SYT-NVY ngày 19/8/2021 về hoạt động của Trạm Y tế lưu động với 389 Trạm Y tế lưu động để quản lý 50-100 trường hợp F0/trạm để đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ y tế khi có nhu cầu và phục vụ quản lý, điều trị, chuyển tuyến người bệnh tại cộng đồng.
TP.HCM ban hành hướng dẫn quản lý sức khỏe người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà; triển khai Mạng lưới thầy thuốc đồng hành giúp tư vấn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người nghi nhiêm và nhiễm nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà; thành lập Đội phản ứng nhanh Covid-19 cấp cứu ban đầu.
Thảo luận