Nỗ lực của ASEAN để đạt được tiến bộ ở Myanmar
Vào tháng 4, ASEAN đã công bố đồng thuận 5 điểm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Trong khuôn khổ dự án này, đầu tháng 8 ASEAN đã bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei, Erywan Yusof, làm đặc phái viên tại Myanmar vào đầu tháng 8.
“ASEAN không nhanh và hiệu quả như chúng tôi mong đợi. Nhưng đây là một tình huống khó khăn,” - Balakrishnan nói.
Ông bày tỏ hy vọng rằng sẽ xuất hiện một số tiến bộ nhất định trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11, nhưng để làm được điều này, quân đội Myanmar phải cung cấp cho đặc phái viên quyền tiếp cận với tất cả các bên tham gia xung đột.
"Thử nghiệm chủ chốt bây giờ là cách thức mà quân đội sẽ tương tác với đặc phái viên của chúng tôi", - Bộ trưởng nói.
Cuộc khủng hoảng ở Myanmar và đòn bẩy của Singapore
Ông cũng lưu ý rằng tình hình ở Myanmar, nơi cuộc đảo chính quân sự kể từ ngày 1 tháng 2 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, là "kinh hoàng" và ASEAN đang "cố gắng mang tính xây dựng, tạo thuận lợi cho đối thoại và cung cấp viện trợ nhân đạo." Theo Bộ trưởng, ASEAN “không cố gắng làm phức tạp thêm tình hình” và “không đứng về phía ai”.
Theo ghi nhận của Reuters, Singapore có ảnh hưởng kinh tế và chính trị mạnh mẽ ở Myanmar, và có "đòn bẩy" đối với quốc gia này với tư cách là một trong những nhà đầu tư lớn nhất.
Đọc thêm: Ai sẽ giúp đỡ nhân dân Myanmar?