Nhu cầu về dầu diesel ở châu Á giảm đột ngột lần đầu trong năm 2020, lúc COVID-19 bắt đầu lây lan rộng khắp châu lục, khi đó các nhà kinh doanh dầu mỏ quyết định gửi những con tàu chở dầu dư thừa ra nước ngoài. Sự lan tràn biến chủng dễ lây nhiễm hơn của coronavirus có thể làm tái diễn kịch bản như đã xảy ra hồi đầu đại dịch.
Chuyên gia phân tích Sandra Octavia của Energy Aspects lưu ý rằng tốn phí sản xuất nhiên liệu diesel ở châu Á vẫn vượt quá lãi suất từ việc bán, ngay cả khi xuất khẩu từ Trung Quốc đã giảm sút. Nguồn cung trở nên ít hơn mà không thể tăng giá do sự bùng phát căng thẳng của biến chủng «Delta» nên nhu cầu giảm mạnh hơn.
Nhu cầu về dầu diesel ở nước châu Âu
Ngược lại, các nước châu Âu đang tích cực khắc phục hậu quả đại dịch, và nhu cầu về dầu trong khu vực này ngày càng tăng. Do đó, châu Á sẽ có lãi nếu xuất khẩu dầu diesel sang nơi có thể bán được với giá cao hơn. Chuyên gia cho rằng hướng xuất khẩu khả quan sẽ là châu Âu và châu Phi.
Theo dự báo của các nhà phân tích, trong tháng 8, lượng dầu diesel dư thừa ở châu Á sẽ là khoảng 600 nghìn thùng / ngày. Đồng thời, theo phân tích của công ty Facts Global Energy, nhu cầu đối với dầu trong khu vực trong bối cảnh chủng coronavirus «Delta» đang hoành hành sẽ giảm xuống đến 1,2 triệu thùng mỗi ngày.
Trong khi đó châu Âu ngày càng cần nhiên liệu diesel hơn. Theo đánh giá của công ty Vortexa, ước tính nhập khẩu từ Trung Đông vào tháng 8 có thể tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng qua. Và rất có thể là đến cuối năm, nhu cầu còn tăng cao hơn bởi vào mùa đông, khu vực này cần nhiều năng lượng cho sưởi ấm và để đảm bảo không gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệp. Như báo cáo của Energy Aspect, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 202, châu Âu sẽ nhập khẩu 1,23 triệu thùng nhiên liệu diesel mỗi ngày.