Đại dịch COVID-19

Giãn cách xã hội có phải là điều kiện tiên quyết để 'dập dịch' hiện nay?

HÀ NỘI (Sputnik) - Đợt giao vaccine AstraZeneca lớn nhất cho Việt Nam với hơn 2 triệu liều sẽ về trong tuần này. Cả TP.HCM và Hà Nội đã trải qua một thời gian dài giãn cách nhưng số ca F0 trong cộng đồng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, Việt Nam nên đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine?
Sputnik

Thêm hơn 2 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam

Sáng 1/9, tin từ Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC) cho biết, trong tuần này, AstraZeneca đã chuyển thêm 3 lô vắc xin Covid-19 về Việt Nam, với tổng số hơn 2 triệu liều.
TP.HCM cho mượn Vero Cell, Cục Quản lý Dược nói vụ Donacoop mua 15 triệu liều Pfizer
Theo VNVC, đây là đợt giao vaccine có số lượng lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin Covid-19 VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và các thị trường châu Á mới nổi cho biết:
“Hiện nay khi hàng triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca tiếp tục được tiêm chủng và góp phần bảo vệ người dân trên khắp cả nước, chúng tôi rất biết ơn sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, cũng như sự hợp tác và phối hợp hết lòng từ phía VNVC. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin Covid-19 cho Việt Nam một cách nhanh nhất có thể để đại dịch sớm kết thúc và người dân được quay trở lại cuộc sống bình thường”.
Như vậy, hợp đồng giữa VNVC và AstraZeneca đã mang về cho Việt Nam hơn 10,1 triệu liều vaccine trong tổng số khoảng 19,1 triệu liều được cung cấp qua VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước.
Vaccine của AstraZeneca hiện đang chiếm khoảng 62% nguồn cung vaccine Covid-19 trên cả nước.

Đẩy nhanh tiêm mũi 2 để đạt miễn dịch cho khoảng 50% dân số

Sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội, cột mốc 15/9 đang được mà người dân và chính quyền TP.HCM đều hướng tới với mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, từng bước mở cửa lại nền kinh tế đã “đóng băng” nhiều tháng qua.
Từ đầu mua dịch cho đến sáng 1/9, thành phố ghi nhận số tổng 221.254 ca nhiễm, trung bình mỗi ngày hơn 5.000 ca nhiễm và thậm chí có thời điểm lên tới hơn 10.000 ca mỗi ngày dù đã trải qua nhiều lần gia hạn giãn cách.
TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 sau 15/8
Trong khi đó, tổng số mũi vaccine đã triển khai tính đến ngày 30/8 là hơn 6,1 triệu liều vaccine, trong đó gần 5,8 triệu người tiêm mũi một và 337.134 người tiêm mũi hai.
Với mức dân số khoảng 9 triệu người, TP.HCM cần đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine, đặc biệt tiêm là mũi 2 cho hơn 5 triệu người dân đã xong mũi 1 để đạt được miễn dịch cho hơn 1 nửa dân số.
Bởi, tính về lâu dài không thể mãi 'dập dịch' bằng giãn cách xã hội hay 'lọc sạch F0' trong cộng đồng được.
Trên thực thế, trong buổi làm việc với chính quyền TP.HCM về tình hình triển khai việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hôm 26/08, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh:
"Cả chính quyền và người dân đều không dài sức để "giãn cách tăng cường mãi".

Ngành y tế TP.HCM cần nỗ lực giảm số lượng tử vong

Theo các dữ liệu đã công khai, TP.HCM đang có hơn 4 triệu liều vaccine Sinopharm, trong đó hơn 3 triệu liều đã có sẵn trong kho và 1 triệu liều cuối cùng về ngày 27/8; số liều Sinopharm đã tiêm đến hết 26/8 là gần 1 triệu liều. Ngoài ra vẫn còn một số không nhiều các vaccine khác.
Đại dịch COVID-19
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: 'số ca tử vong sẽ giảm trong một tuần tới'?
Chính vì thế TP.HCM cũng cần công khai rõ ràng về kết quả xấp xỉ 1 triệu người dân ở TP.HCM đã tiêm vaccine Sinopharm chưa xảy ra bất kỳ sự cố sức khỏe nào, nhằm củng cố niềm tin cho người dân để không 'kén chọn vaccine'.
Song song với đó, cần tiêm hết vaccine loại khác mà TP.HCM đang có, có thể không cần để dành tiêm liều 2 vì số lượng vaccine về Việt Nam sắp tới khá nhiều và thành phố sẽ còn nhận được các vaccine này.
Mục đích chính của tiêm vaccine không phải để miễn dịch hoàn toàn mà là giảm thiểu nguy cơ tử vong khi nhiễm. Mục tiêu là trước ngày 15/9 tối đa người dân sống ở TP.HCM bao gồm thường trú, tạm trú và cư trú ngoài đăng ký, được tiêm tối thiểu 1 liều vaccine.
Như Sputnik đã đưa tin về phát biểu của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận định số ca tử vong tại TP.HCM hiện ở mức cao so với thế giới. Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ:
"Tỷ lệ tử vong TP.HCM hiện nằm trong giới hạn cao. Ngành y tế TP đang tìm mọi cách để giảm con số này".
Ông Châu cũng cho biết khoảng một tuần tới, số ca tử vong mới có hy vọng giảm.

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vaccine Covid-19

Đây là nội dung công văn được Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh và các đơn vị ngày 1/9.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát người đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho những trường hợp đủ thời gian.
Đồng thời, các đơn vị liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur hoặc Quân khu để tiếp nhận, vận chuyển vaccine Covid-19 về đơn vị theo quyết định phân bổ theo từng đợt của Bộ Y tế.
Doanh nghiệp Đồng Nai muốn thông qua Chính phủ nhập 15 triệu liều vaccine Pfizer về cho Việt Nam
Quy trình tiêm vẫn sẽ như hướng dẫn trước đây, người đã tiêm mũi 1 vaccine nào, tốt nhất tiêm mũi 2 cũng loại đó. Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca nếu họ đồng ý. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.
Các cơ sở không sử dụng vaccine Moderna hoặc các loại khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm AstraZeneca.
Với những người đã tiêm vaccine Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi 1, ở mũi 2, họ chỉ được tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cụ thể, khoảng cách tiêm giữa hai mũi vaccine AstraZeneca là tối thiểu 4 tuần, tốt nhất 8-12 tuần. Hai mũi vaccine Moderna cách nhau tối thiểu 4 tuần. Với vaccine Pfizer, hai mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần. Hai mũi vaccine Sinopharm cách nhau 3-4 tuần.
Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị báo cáo hàng ngày và sau khi kết thúc đợt tiêm chủng. Đơn vị tiêm mũi 2 Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca cần báo cáo riêng.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 27 triệu liều vaccine từ các nguồn khác nhau. Bộ Y tế đã phân bổ hầu hết số vaccine đã tiếp nhận về các địa phương, đơn vị.
Bộ Y tế cho hay Việt Nam đã tiêm hơn 19,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Trong đó, hơn 14,7 triệu người đã được tiêm một liều. Hơn 2,5 triệu người tiêm đủ 2 liều.
Thảo luận