Ma túy, thuế và các nhà tài trợ bí ẩn. Taliban* lấy hàng tỷ đô la ở đâu ra?

Taliban * lên cầm quyền ở Afghanistan, giành quyền kiểm soát nền kinh tế của đất nước. Bất chấp việc buôn bán ma túy dữ dội, trong nhiều thập kỷ qua, nhóm đã học được cách kiếm tiền không chỉ bằng buôn bán thuốc phiện và heroin.
Sputnik
Taliban* áp thuế lên các vùng lãnh thổ họ kiểm soát, yêu cầu cống nạp từ các công ty vận tải và nhà khai thác di động, đồng thời nhận tiền từ Pakistan và các nước vùng Vịnh Ba Tư. Số tiền kiếm được hơn một tỷ rưỡi đô la mỗi năm. Liệu điều này có đủ để lấp đầy kho bạc nhà nước hay không, Sputnik tìm hiểu vấn đề này.

Không chỉ ma túy

"Sẽ không có sản xuất hay buôn lậu ma túy. Afghanistan không còn là nước trồng thuốc phiện nữa", - Dabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban* tuyên bố.
Ông nói thêm rằng cần sự hỗ trợ của nước ngoài.
Phát triển kinh tế thay vì buôn bán ma túy: Taliban* nói về tương lai Afghanistan
Những lời hứa như vậy đã được đưa ra nhiều lần. Năm 2000, muốn được công nhận trên trường quốc tế, người Hồi giáo đã cấm trồng cây thuốc phiện. Các cánh đồng đã bị phá hủy. Và nạn buôn bán ma túy đã thực sự giảm mạnh. Nhưng khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan và chiến binh mất quyền lực, hoạt động buôn bán thuốc phiện, heroin và methamphetamine lại nở rộ.
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) xếp Afghanistan là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất trên thế giới. Năm ngoái, vụ thu hoạch cây thuốc phiện ở đó đã tăng 37%. Tổng diện tích gieo trồng loại cây này là 263 nghìn ha - một kỷ lục tuyệt đối.
Theo ước tính của UNODC, hoạt động kinh doanh ma túy mang lại cho Taliban* 400 triệu USD mỗi năm.
Xếp hàng tại cây ATM ở Kabul
Trong một thời gian dài, nó là nguồn thu nhập chính của họ. Nhưng trong những năm gần đây, tình hình đã thay đổi - người Hồi giáo đã đa dạng hóa nền kinh tế của mình.

Nhiều nguồn thu nhập khác

Một trong những thủ lĩnh của phong trào, Mullah Mohammed Yakub, con trai của người sáng lập nhóm Mullah Omar, đã kêu gọi tìm kiếm những cách khác để kiếm tiền. Chiến binh bắt đầu chiếm giữ các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản một cách có chủ đích.
Ở Afghanistan có nhiều khoáng sản - đồng, bôxít, quặng sắt, đá cẩm thạch, liti khan hiếm. Có cả vàng. Tất cả được ước tính khoảng vài nghìn tỷ đô la. Nhiều mỏ khoáng sản vẫn còn nguyên vẹn. Những khu vực mỏ rơi vào tay chiến binh mang về hơn 460 triệu đô la mỗi năm. Theo số liệu của nhà báo The Financial Times, người mua chủ yếu là các công ty tư nhân từ Trung Quốc, Pakistan và UAE.
Vào tháng 5, Liên Hợp Quốc báo cáo rằng thu nhập hàng năm của Taliban* là từ 300 triệu đến 1,6 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm ngoái, họ đã thu được 160 triệu tiền thuế. Đánh chiếm các tỉnh, quân Hồi giáo tàn phá ngân khố địa phương, chiếm đoạt vũ khí và xe bọc thép, đồng thời lấy tiền của các doanh nghiệp và dân chúng.
Họ đưa ra mức thuế 10 phần trăm và tiền chi phí cho dịch vụ công cộng (hai triệu một năm chỉ riêng tiền điện), yêu cầu cống nạp cho việc vận chuyển hàng hóa và cố gắng tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một số mặt hàng riêng biệt là cung cấp nhiên liệu, thuốc lá, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm.
Ngoài ra, Taliban* đang được giúp đỡ từ nước ngoài. Như các nhà báo BBC News đã tìm hiểu, khoảng gần 500 triệu USD mỗi năm nhận từ các nhà tài trợ tư nhân từ các nước vùng Vịnh - Ả Rập Xê Út, UAE và Qatar.

Khó khăn đầu tiên

"Taliban* đã xây dựng một đế chế tài chính, nhưng mọi thứ sẽ lung lay khi họ nắm chính quyền", - truyền thông phương Tây dự đoán.
Và nó đã xảy ra như vậy. Những người Hồi giáo, trước đây chỉ hoạt động độc quyền trong lĩnh vực chất xám của nền kinh tế, đã phải đối mặt với những khó khăn đầu tiên.
Hoa Kỳ nêu ra điều kiện để cung cấp viện trợ cho Taliban*
Không tin vào những lời hứa của chính phủ mới, người dân đổ xô đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm, - như  phóng viên Bloomberg làm việc tại Kabul cho biết. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Máy ATM sắp hết tiền, giá tăng chóng mặt. Ví dụ, bột mì và bơ đã tăng giá một phần ba. Đường phố vắng tanh, hầu hết các tiệm thuốc tây đều đóng cửa.
"Hệ thống ngân hàng tê liệt. Afghanistan là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu. Họ xuất khẩu với trị giá 870 triệu USD và nhập khẩu với trị giá 8,6 tỷ USD. Taliban* giờ cần phải nuôi sống người dân, duy trì bộ máy nhà nước", - nhà nghiên cứu tại Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan đương đại Omar Nessar giải thích trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
70% chi tiêu của chính phủ thường được chi trả bởi viện trợ quốc tế. Kabul nhận được hơn 4 tỷ đô la mỗi năm. Tuy  nhiên, từ nay về sau không thể trông cậy vào điều này.
Đám đông tại sân bay ở Kabul
Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Afghanistan, Ajmal Ahmadi, người đã bỏ trốn khỏi đất nước, phần lớn số tiền tích lũy được của các chính quyền tiền nhiệm đều nằm ngoài lãnh thổ nước cộng hòa. 7 trong số 9 tỷ đô la dự trữ ngoại hối được giữ ở Hoa Kỳ. Chính quyền Biden sắp đóng băng các tài sản này.
Afghanistan phải đối mặt với lạm phát gia tăng, đồng tiền quốc gia mất giá và tỷ lệ đói nghèo gia tăng. Nếu chính phủ mới không đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế - sẽ cô lập. Nhưng Omar Nessar tin rằng các nước trong khu vực sẽ sớm bắt đầu đối thoại với Taliban*. Điều này có nghĩa là chế độ có thể xuất hiện những nguồn thu nhập mới.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Thảo luận