Đại dịch COVID-19

Chuyên gia Nga: Các thể chế tài chính phương Tây đánh giá sai về kinh tế Việt Nam

Thông tin về việc Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 từ 6,5% xuống 4,7% và năm 2022 từ 7,3% xuống 7% gây mối quan tâm đặc biệt từ phía các độc giả của chúng tôi.
Sputnik
Vladimir Mazyrin, chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của IFES RAS, cho rằng những con số này là quá cao.
Việt Nam không tăng trưởng chỉ nhờ vài ba tỷ USD

Dự báo tăng trưởng GDP - không quá 3%

“Các ngân hàng phương Tây và các cơ quan xếp hạng đang ngả theo nguyện vọng của Mỹ muốn xích gần tối đa với Việt Nam, và họ có xu hướng đánh giá quá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Các chỉ số dự báo tăng trưởng GDP được công bố trước đó là 7,8%, 6,7% và 6,5% chỉ có thể đạt được khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, nhưng điều này không xảy ra ở Việt Nam, bất chấp tâm thế lạc quan chung của đất nước. Tôi tin rằng trong tình hình hiện nay, khi các khu vực sản xuất hàng đầu bị đóng cửa, số ca COVID tăng mạnh và mức độ tiêm chủng thấp, tăng trưởng GDP cuối năm sẽ không vượt quá 3%. Rốt cuộc, có khái niệm gọi là hiệu ứng bị trì hoãn, theo đó, ngay cả khi giảm được đáng kể tỷ lệ các ca mắc bệnh và người dân lại được phép đi làm trở lại thì những thiệt hại hiện nay vẫn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế".
Standard Chartered.
Các số liệu về tình hình phát triển kinh tế của cả nước trong 8 tháng năm nay cho thấy kết quả tốt: xuất khẩu tăng hơn 20%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 1/3, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hơn 36%, nhập khẩu tăng gần 34%. Nhưng giáo sư Mazyrin nhận định rằng kết quả trong tháng 8 mới là "đáng nói": khối lượng sản xuất công nghiệp giảm 7,4%, xuất khẩu giảm 5,4%, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 33,7% so với năm trước. Vị chuyên gia này cho rằng sẽ không thể đảo ngược tình thế trước cuối năm 2021.
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa mức tăng trưởng GDP thần kỳ của Việt Nam
 “Sai lầm chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam là chậm mua vắc xin ở nước ngoài. Rõ ràng là với tỷ lệ các ca mắc bệnh và tử vong thấp trong năm 2020, có vẻ như nhu cầu này không quá cấp thiết. Và giờ đây, vắc xin đang thiếu, mặc dù đã đạt được nhiều thỏa thuận và nhận được nhiều lời hứa hẹn. Chỉ có 2,9% trong tổng số gần 100 triệu dân số Việt Nam được tiêm phòng, tình hình này tạm thời chưa cho phép tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng và chủ động tấn công dịch bệnh. Các phương pháp cũ là cách ly nghiêm ngặt và truy vết không thể có hiệu quả với chủng vi rút mới, vốn nguy hiểm hơn nhiều".
Chuyên gia Nga tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua dịch bệnh COVID-19 và từng bước khôi phục tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế. Nhưng đại dịch đã một lần nữa chứng tỏ cho đất nước thấy rằng cần phải giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh doanh nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, một nền kinh tế hướng về xuất khẩu, cần phát triển sản xuất trong nước với giá trị gia tăng cao và tạo ra các công ty quốc gia lớn. Các chuyên gia Việt Nam cho rằng đất nước có đủ các điều kiện cho việc này. Còn trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là chiến thắng dịch bệnh và cứu được càng nhiều mạng sống càng tốt.
Thảo luận