Kiểm soát "dân số" loài muỗi: công nghệ hạt nhân giúp chống lại bệnh sốt rét như thế nào?

Trung Quốc đã tìm cách diệt muỗi bằng cách sử dụng bức xạ. Cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ hạt nhân (NTRDC) thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử Trung Quốc (CAEA).
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà sinh vật học Nga nói lên ý kiến về tính hiệu quả của phương pháp này.
Giải pháp diệt côn trùng tối ưu. Các nhà khoa học thử nghiệm tại Mỹ “vũ khí gen” chống muỗi
Trả lời phỏng vấn của tờ Global Times, ông Wu Zhongdao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ hạt nhân thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử Trung Quốc cho biết rằng, công nghệ sinh học dùng phóng xạ hạt nhân là một phương pháp hiệu quả và lâu dài có tiềm năng tiêu diệt các loài muỗi. Ngoài ra, công nghệ hạt nhân còn thân thiện với môi trường và có khả năng diệt muỗi kháng với hóa chất.
Các nỗ lực chống sốt rét của Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1950, họ đã sử dụng những phương pháp khác nhau: treo màn chống muỗi với thuốc diệt côn trùng, xây dựng hệ thống thoát nước tại các vùng lãnh thổ, phát triển các loại thuốc mới để chống lại bệnh sốt rét.
Phương pháp mới là rất đơn giản - sử dụng bức xạ để triệt tiêu khả năng sinh sản của muỗi đực. Khi thả ra ngoài môi trường, các con đực bị "triệt sản" này sẽ giao phối với con cái nhưng không sinh ra thế hệ muỗi con tiếp theo.
Giống muỗi hổ châu Á
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà sinh vật học Nga Alexander Evsyukov, Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật sinh học và Thú y của Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia vùng sông Đôn, nhấn mạnh tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này, đồng thời cảnh báo về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
“Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp này an toàn cho cả con người và môi trường. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc sử dụng các con đực bị "triệt sản" để kiểm soát các loài côn trùng khác nhau có thể ảnh hưởng đến các quần thể theo những cách khác nhau và phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học của mỗi loài cụ thể. Một ví dụ tiêu cực là dự án "tận diệt loài muỗi" ở Brazil đã thất bại thảm hại. Tuy nhiên, ở Brazil các nhà khoa học không sử dụng công nghệ bức xạ để khử trùng những con đực, mà đã thả rất nhiều con đực biến đổi gen ra môi trường. Mặc dù đã đạt được hiệu quả ban đầu – số lượng muỗi giảm đáng kể, nhưng chúng bỗng tăng trở lại sau mấy tháng và thậm chí mở rộng phạm vi của chúng”, - nhà sinh vật học Nga nhận xét.
Bill Gates cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm bị lãng quên do đại dịch
Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng phạm vi có thể do những yếu tố khác và không có liên quan đến cuộc thí nghiệm. Nhưng, số lượng muỗi đã hồi phục. Các nhà khoa học cho rằng, muỗi cái không hề giao phối với những muỗi biến đổi gen yếu ớt hơn.
“Điều chính ở đây là duy trì sự cân bằng”, - nhà sinh vật học nhấn mạnh.
Xét cho cùng, hủy diệt toàn bộ loài muỗi là một ý tưởng ​​rất tồi. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường: nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều động vật ăn côn trùng sẽ biến mất, và số lượng côn trùng thụ phấn, bao gồm cả muỗi đực, sẽ giảm đi.
Ngoài ra, ấu trùng của muỗi còn gọi là bọ gậy sống trong nước - làm sạch nước khá hiệu quả.

Đấu tranh chống muỗi truyền bệnh sốt rét

“Nói về các biện pháp chống muỗi - vật trung gian truyền bệnh, tất nhiên, kinh nghiệm của Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng. Cũng giống như những kinh nghiệm của các quốc gia khác đã xóa sổ bệnh sốt rét, chẳng hạn như Uzbekistan, Argentina và nhiều nước khác”, - chuyên gia Alexander Evsyukov lưu ý.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có 700.000 người tử vong do các bệnh liên quan tới muỗi (Zika, sốt xuất huyết, sốt rét). Vào năm 2021, WHO đã chứng nhận Trung Quốc là quốc gia không còn bệnh sốt rét.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, chỉ có những công nghệ hiện đại mới có thể giúp nhân loại phòng chống muỗi - một trong những loài mang mầm bệnh nguy hiểm, để kiểm soát sự lây lan của các bệnh này.
Chuyên gia Evsyukov nói với Sputnik rằng, các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Liên Xô, đã bắt đầu phát triển những công nghệ như vậy vào những năm 1950.
“Chẳng hạn, nhà khoa học Liên Xô Alexander Serebrovsky cũng đã phát triển các phương pháp như vậy. Tuy nhiên, ban đầu những phát triển này không liên quan đến các vật trung gian truyền bệnh, mà là các loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp. Ví dụ, ở Liên Xô, phương pháp này đã được sử dụng để chống lại loài bướm đêm (Cydia pomonella), và ở Hoa Kỳ để chống lại loài đom đóm. Các thí nghiệm này khá thành công”, - nhà khoa học Nga cho biết.

Những phương pháp khác

Chuyên gia Evsyukov nói với Sputnik rằng, hiện có rất nhiều phương pháp thay thế để kiểm soát muỗi. Một số phương pháp đang được phát triển, có cả những phương pháp giả định.
Các nhà khoa học đã tạo ra một loại nấm có khả năng tiêu diệt 99% số muỗi gây sốt rét
“Trong số các phương pháp đang được phát triển có các phương pháp kiểm soát sinh học, ví dụ, sử dụng cá: một số loại cá diệt ấu trùng muỗi. Ngoài ra còn có vi khuẩn Wolbachia. Đây là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng, bao gồm cả muỗi. Khi một con muỗi đực bị nhiễm Wolbachia giao phối với một con muỗi cái bình thường, vi khuẩn này sẽ khiến muỗi cái sinh sản bất bình thường và phôi của nó chết non”, - nhà sinh vật học cho biết.
Theo chuyên gia Evsyukov, một phương pháp hiệu quả cũng có thể là việc sử dụng microsporidia - ký sinh trùng nội bào của nhiều loài côn trùng khác nhau giống như nấm đơn bào, nó dẫn đến việc vật chủ của chúng bị khử trùng hoặc chết. Ngoài ra còn có nhiều loại vi khuẩn tạo ra độc tố gây chết cho côn trùng.
Đại học Sun Yat-sen cũng đã thiết lập một “công xưởng muỗi” để sản xuất hàng loạt muỗi vô sinh. Với sản lượng kỳ vọng là từ 40 đến 50 triệu con muỗi đực vô sinh mõi tuần, Trung Quốc có thể đóng góp nhiều hơn vào việc kiểm soát dịch bệnh do muỗi gây ra tại các nước đang phát triển, cũng như giải quyết những thách thức về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Thảo luận