Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca mắc COVID-19, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm là bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 532.490 ca, trong đó có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
UBND TP.HCM nêu 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch
UBND TP HCM đã ban hành Kế hoạch ngày về việc vận động, tuyên truyền và tiếp nhận tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh tham gia phòng, chống COVID-19.
Theo đó, đối tượng tiếp nhận là người F0 khi có đủ 3 điều kiện sau đây:
Thời gian tiếp nhận được thực hiện từ ngày 10/9/2021 - 31/12/2021.
Tình nguyện viên khi tham gia phòng, chống dịch được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch, hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt theo đúng quy định.
Tình nguyện viên đăng ký tham gia qua số điện thoại: 0907.574.269 hoặc 028.3930996.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thông tin 50 triệu liều vaccine về trong tháng 9 và 10
Kế hoạch nhập vaccine với mục tiêu khẩn trương tiêm chủng để sớm đạt miễn dịch cộng đồng là vấn đề được báo chí đề cập nhiều trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều 6/9.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, tiếp cận vacicne là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm phục hồi sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng cho nền kinh tế.
Song ông cũng phản ánh thực tế thời gian qua, tiếp cận vaccine không chỉ với Việt Nam mà với toàn cầu đều rất khó khăn, do "cung không đủ cầu".
Ông cho biết trong 6 tháng đầu năm 2021, thế giới cần 11 tỷ liều vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng lượng sản xuất mới đạt 4,5 tỷ liều, do đó tạo nên tình trạng khan hiếm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam triển khai quyết liệt chiến lược vaccine, đẩy mạnh ngoại giao vaccine để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất vaccine.
Trả lời về thành quả của công tác ngoại giao vaccine, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết nếu đầu tháng 8, Việt Nam huy động 16,6 triệu liều, thì cuối tháng 8 có 33 triệu liều.
Ông thông tin dự kiến trong tháng 9 có khoảng 16-17 triệu liều vaccine và khoảng 30 triệu liều từ các nguồn khác nhau có thể về Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10.
Theo ông Vũ, ngoài vaccine, Việt Nam cũng tìm kiếm nhiều loại thuốc đặc trị, nhập khẩu nhiều triệu liều thuốc từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ… Ông nhấn mạnh các liều thuốc đặc trị đã phát huy vào việc bảo vệ sức khỏe cộng động.
Tổ công tác vaccine cũng đẩy mạnh tiếp cận các trang thiết bị y tế. Đến nay có 17 nước và vùng lãnh thổ, kể cả kiều bào ở nước ngoài đã hỗ trợ hàng triệu thiết bị y tế trị giá hàng triệu USD.
“Chúng ta đã có 660 máy thở, 600 máy tạo oxy, hàng tấn trang thiết bị và sinh phẩm y tế đã chuyển về Việt Nam”, ông Vũ thông tin.