Giấy đi đường là chuyện nhỏ, giải quyết vấn đề triệt để mới là chuyện nên làm

HÀ NỘI (Sputnik) - Hà Nội quyết định tiếp tục sử dụng giấy đi đường với mẫu cũ, người dân TP.HCM lúng túng trong ngày đầu triển khai quét mã QR qua camera. Thủ tướng chính thức yêu cầu kịp thời điều chỉnh nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường.
Sputnik

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội chấn chỉnh việc cấp giấy đi đường

Ngày 8/9, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Hà Nội không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài.
Đồng thời, tuyệt đối không để tập trung đông người và ùn tắc giao thông, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các chốt kiểm soát.
Trải qua 3 đợt giãn cách xã hội kéo dài 45 ngày, Hà Nội đã có tới 4 lần thay đổi quyết định về giấy đi đường gây xôn xao dư luận.
Đại dịch COVID-19
Giấy đi đường - câu chuyện gây nhiều xôn xao dư luận trong mùa dịch
Gần đây nhất là thay đổi mới được đưa ra vào tối 7/9, theo đó, giấy đi đường cũ chưa hết hiệu lực vào sáng 8/9 như đã công bố mà còn được công nhận thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, giấy đi đường chỉ là câu chuyện nhỏ, sự rắc rối quanh vấn đề này nếu không được xử lý triệt để thì hệ quả là làm giảm sút sự đồng thuận của toàn xã hội trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Thủ đô.
Một trong số đó là việc phân chia tới 6 nhóm đối tượng khiến một số người không biết mình thuộc nhóm nào và cần làm thủ tục ở Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố) hay Công an phường (xã, thị trấn)…
Quy trình gồm 4 bước và do nhiều khâu, nhiều cấp phê duyệt, xử lý. Chính vì thế, với số lượng hồ sơ đăng ký khổng lồ, cách xử lý phức tạp thì dù các cơ quan chức năng rất cố gắng cũng khó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Hà Nội nói nhiều về phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường, song cho đến nay vẫn chưa có một phần mềm đồng bộ và hoàn thiện được công bố và áp dụng trên thực tế. Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam từng nhận xét:
"Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin Hà Nội là cái gì cũng có nhưng rời rạc, mỗi thứ một ít. Tỉnh nào, ngành nào cũng có QR Code, nhưng QR Code Hà Nội không giống ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng".
Bởi theo ông Liên, việc cấp giấy đi đường tại Hà Nội dù có mã QR nhưng vẫn là "thủ công nối thủ công" từ khâu nộp hồ sơ đến kiểm tra trên đường.
Hà Nội cũng không thiếu nguồn lực và nhân lực công nghệ nhưng cần thay đổi tư duy quản trị và tầm nhìn quản lý tổng thể, không nên chạy theo các vấn đề cụ thể đang nóng mà bỏ qua tư duy quản lý chung.

TP.HCM đã triển khai quét mã QR nhưng vẫn xảy ra ùn tắc

Ở một diễn biến khác vào sáng 8/9 tại TP.HCM, hệ thống camera quét mã QR hỗ trợ khai báo di chuyển nội địa được triển khai rộng tại nhiều chốt kiểm soát trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, dù nhiều người dân chủ động xuống xe quét mã QR, nhiều người khác được lực lượng trực chốt hỗ trợ đưa thiết bị có mã đến máy quét nhưng vẫn xảy ra ùn ứ.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ điều trị Covid-19 của Pháp, Chủ tịch UBND TP.HCM livestream
Nguyên nhân là do có thời điểm nhiều người dân lưu thông qua chốt khi được yêu cầu quét mã QR nhưng mã QR đã hết hạn hoặc chưa khai. Trong những tình huống này, lực lượng trực chốt yêu cầu người dân tạm ngưng lưu thông để khai báo di chuyển nội địa.
"Thời điểm này người ra đường chủ yếu là nhân viên y tế, nhân viên siêu thị, cung ứng thực phẩm đi làm nên những trường hợp đó chúng tôi linh động cho qua để tránh ùn ứ. Những người dân khác đi khám bệnh, tiêm vaccine có giấy mời hoặc shipper nhưng chưa khai báo chúng tôi mời khai báo lại rồi cho tiếp tục lưu thông", một cán bộ trực chốt cho biết.

Kinh nghiệm thực tiễn từ đà nẵng, cà mau

Nếu như TP.HCM mới dừng ở mức thí điểm diện hẹp, thì trước đó tại TP Đà Nẵng và tỉnh Cà Mau đã thực hiện cấp giấy đi đường bằng mã QR.
Khi Đà Nẵng chính thức cấp giấy có mã QR cho công nhân, công chức, viên chức đi đường, đến nơi làm việc, người dân và đại diện cơ quan, tổ chức chỉ mất khoảng 5 phút điền các thông tin đăng ký để nhận mã QR.
Còn tại Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn cho phép cấp giấy đi đường bằng mã QR-Code trên nền tảng Zalo dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau.
Sputnik lần đầu tiên xuất hiện trên Zalo
Hồ sơ đề nghị cấp giấy đi đường đơn giản, gồm tờ khai đề nghị cấp giấy đi đường (có mẫu dành cho doanh nghiệp và mẫu dành cho cá nhân, có thể đánh máy hoặc viết tay), bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Đối tượng thuộc diện phải bắt buộc xét nghiệm âm tính SARS-COV-2 thì chụp phiếu xét nghiệm và gửi kèm.
Người dân, doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy đi đường thì chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng Zalo và thực hiện các thao tác. Sau đó kết quả sẽ được chuyển trực tuyến bằng hình thức giấy đi đường điện tử có mã QR-Code vào Zalo của từng cá nhân đã kết nối với Zalo dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau.
Chỉ trong 3 ngày thực hiện (từ ngày 2/9 đến ngày 4/9) đã có trên 5.500 lượt người tương tác và gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy đi đường điện tử sử dụng mã QR-Code, có hơn 717 giấy đi đường đã được cấp.

Vấn đề không lớn nhưng cần giải quyết 'thoả đáng'

Hà Nội chỉ còn chưa đầy 2 tuần quý giá để vừa khống chế dịch ở “vùng đỏ” vừa khôi phục sản xuất-kinh doanh ở “vùng vàng” và “vùng xanh.”
Câu chuyện về giấy đi đường ở Thủ đô lẽ ra không nên kéo dài từ đợt giãn cách thứ nhất sang đợt thứ tư. Một vấn đề không lớn mà theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thật ra không quá khó để xử lý cả về mặt kỹ thuật lẫn tư duy quản trị.
Cứ sex vì đã tiêm vaccine: Màn bán dâm sau tấm biển ‘vùng xanh’ giữa phố cổ Hà Nội
Về mặt kỹ thuật, liên quan đến việc cấp giấy đi đường cho người lao động, sẽ không quá phức tạp đối với chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng trong việc thẩm định năng lực của một doanh nghiệp nếu có sự chia sẻ thông tin từ phía Cục Thuế và Bảo hiểm xã hội.
Hai cơ quan này có trong tay thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, số lượng lao động của doanh nghiệp.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cần huy động kho dữ liệu của hai đơn vị này, từ đó lấy thông tin và phê để xác nhận, sau đó việc phê duyệt giấy đi đường trên nền tảng Zalo như cách mà Đà Nẵng, Cà Mau đã làm.
Bởi, ngoài việc ứng dụng công nghệ để tránh tiếp xúc trực tiếp trong thời gian giãn cách, cộng với việc đẩy nhanh và đơn giản hóa thủ tục đăng ký, phê duyệt, cấp phép, sẽ đỡ tiêu tốn nhân lực, nhằm tập trung vào công tác phòng chống dịch khác.
Thảo luận