Trước đó, Cơ quan Điện báo Trung ương Triều Tiên (CTAC) đưa tin Bắc Triều Tiên hôm thứ Bảy và Chủ nhật đã phóng thử thành công tên lửa hành trình tầm xa mới, được các thành viên cấp cao Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên theo dõi, ca ngợi tính hiệu quả và thiết thực của tên lửa. Các cuộc thử nghiệm bao gồm thử nghiệm lực đẩy của động cơ tên lửa trên mặt đất, thử nghiệm bay, thử nghiệm điều khiển, dẫn đường, và một số việc khác. Tất cả các thử nghiệm được cho là đã thành công, tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1,5 nghìn km. Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích dữ kiện về vụ phóng tên lửa hành trình tầm xa ở CHDCND Triều Tiên, và không có liên hệ nào với Bắc Triều Tiên liên quan đến vụ phóng mới, quân đội Hàn Quốc cho biết.
Hoạt động ngoại giao tích cực
Theo chuyên gia, tất cả các dấu hiệu cho thấy đang diễn ra hoạt động ngoại giao tích cực nhất định, một số sáng kiến đang được chuẩn bị. Cũng có lý do để nghĩ bằng cách nào đó Nga sẽ tham gia vào các sáng kiến này - điều này có thể được đánh giá qua các chuyến đi khác nhau của các quan chức Mỹ, Hàn Quốc và Nga, Lankov nói với Sputnik.
"Tuy nhiên, các cuộc đàm phán dường như đang diễn ra chậm chạp và phía Mỹ, bên có vị trí quyết định ở đây, không có mong muốn sốt sắng đàm phán một thỏa hiệp. Điều này là do thực tế là phía Mỹ, tổng thống và chính quyền Mỹ hiểu rằng một thỏa thuận thỏa hiệp với Triều Tiên rất có thể sẽ khó được coi là một thành công ngoại giao rực rỡ, ngay cả khi nó thực sự là một thành công như vậy. Công chúng, giới truyền thông và phe đối lập khi đối mặt với Đảng Cộng hòa sẽ không hiểu điều này và sẽ bắt đầu chỉ trích tổng thống vì đã quá mềm mỏng với Kim Jong-un", chuyên gia nói.
"Do đó, Bắc Triều Tiên quyết định đẩy nhanh quá trình đàm phán một phần nào đó, nhắc lại rằng tồn tại và về mặt lý thuyết là mối đe dọa đối với một số nước tham gia vào quá trình đàm phán này", ông nói thêm.
Đồng thời, Lankov lưu ý Bắc Triều Tiên đã làm điều đó theo cách nhẹ nhàng nhất. Trước đây, khi Bình Nhưỡng muốn thúc đẩy ai đó tham gia đàm phán, các phương pháp còn "kịch tính" hơn: nổ hạt nhân, phóng tên lửa, v.v. Lần này họ hạn chế bằng việc phóng tên lửa hành trình.
"Rõ ràng, sự thận trọng này là do bản thân Bắc Triều Tiên không muốn tình trạng căng thẳng và quan trọng nhất, họ hiểu rằng Trung Quốc, nước hiện họ đang cực kỳ phụ thuộc, không muốn gia tăng tình trạng trầm trọng", chuyên gia nhấn mạnh.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đưa tin, đặc phái viên của Bộ Hòa bình và An ninh Bán đảo Triều Tiên, No Kyu Dok, sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 12 đến 14 tháng Chín để thảo luận với Vụ trưởng Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takehiro Funakoshi và Đặc phái viên Hoa Kỳ về CHDCND Triều Tiên Son Kim về tình hình, tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Sự liên kết quân sự-chính trị trong khu vực sẽ thay đổi như thế nào?
Chuyên gia về các chương trình tên lửa hạt nhân CHDCND Triều Tiên, ông Vladimir Khrustalev, tin rằng sự xuất hiện của các tên lửa hành trình tầm xa mới của Bắc Triều Tiên đang làm thay đổi cục diện quân sự-chính trị trong khu vực. CHDCND Triều Tiên là thành viên câu lạc bộ các quốc gia sở hữu tên lửa hành trình độ chính xác cao bay thấp để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly tới 1500 km tính từ điểm phóng. Đây là một loại vũ khí hiện đại hiệu quả có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại vũ khí khác.
"Đầu tiên, đối với CHDCND Triều Tiên, đây là một công nghệ về cơ bản họ có thể nắm được. Nước này từ lâu đã tự sản xuất tên lửa chống hạm chuyên dụng, được chế tạo bằng cách sử dụng một loạt công nghệ tương tự. Thứ hai, khó có thể chống lại loại vũ khí như vậy trong điều kiện chiến đấu thực tế. Tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp (có nghĩa là giảm khả năng phát hiện xuống hàng chục km của radar mặt đất và mặt biển truyền thống), chúng bộc lộ ít tín hiệu radar hơn so với máy bay chiến đấu thông thường, ngay cả đối với radar trên đường chân trời".
"Thứ ba, có kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng rộng rãi thành công tên lửa hành trình không chỉ của Hoa Kỳ và các đồng minh mà còn cả chống lại họ: vào năm 2003, một số tên lửa hành trình nguyên thủy của Iraq, được chuyển đổi từ tên lửa chống hạm cũ, đã vượt qua các tuyến phòng không Hoa Kỳ tại Kuwait. Người Mỹ đã được cứu khỏi thiệt hại do tên lửa nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhưng tình hình cho thấy có vấn đề ở đây. Ví dụ khác là cuộc tấn công thành công vào năm 2019 bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu của Ả Rập Xê Út được phòng không bảo vệ. Thứ tư, các nước láng giềng của CHDCND Triều Tiên (Trung Quốc và Nga) đều có tên lửa như vậy. Hoa Kỳ (cùng tên lửa Tomahawk huyền thoại) và Hàn Quốc cũng có tên lửa hành trình chính xác tầm xa Hyunmoo-3). Đồng thời, đối với CHDCND Triều Tiên, trong điều kiện không quân lạc hậu của mình, nhu cầu về các phương tiện phi đối xứng như vậy thậm chí còn cao hơn. Thứ năm, các vụ thử tên lửa hành trình loại này không vi phạm bất kỳ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đối với cụm từ cấm thử nghiệm “công nghệ tên lửa hành trình” có nghĩa là cấm sử dụng các nguyên tắc vật lý của thiết bị bay nặng hơn không khí", chuyên gia giải thích.
Theo ông Vladimir Khrustalev, hợp lý hơn khi coi vụ thử tên lửa là một tiến bộ tự nhiên trong quá trình phát triển khả năng quân sự của CHDCND Triều Tiên, nhằm tạo ra một hệ thống răn đe đa thành phần cân bằng với các loại vũ khí khác nhau: cả hạt nhân và phi hạt nhân. Và việc xuất hiện trong kho vũ khí tên lửa hành trình tầm xa là điều đương nhiên.