Bộ trưởng Dũng: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ thấp nhưng vẫn ấn tượng với thế giới

Kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng thấp, không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng, không đạt mục tiêu chung kế hoạch 5 năm, nhưng vẫn là khá ấn tượng với thế giới hiện nay.
Sputnik
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính toán lại các kịch bản tăng trưởng GDP và dự báo kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng 3,5%-4%.

Việt Nam tính toán phục hồi kinh tế 2022-2023 như thế nào?

Đối với nền kinh tế Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự (Bộ KH&ĐT) kiến ngay trong tháng 10 này sẽ trình lên Thủ tướng và các cấp lãnh đạo thông qua đề án phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Sáng 14/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị trực tuyến về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công 2022 cho khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
Tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ KH&ĐT đang chủ trì xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Cụ thể, Bộ đang hoàn thiện đề án phục hồi kinh tế cho giai đoạn 2022-2023.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, ngay trong tháng 10 này, Bộ sẽ trình các cấp cóa thẩm quyền thông qua đề án phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, năm 2021, hầu hết địa phương miền Bắc đều chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kéo theo nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt được theo kế hoạch đã đề ra.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước.
Trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước (như Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%...).
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước; tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước; số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 doanh nghiệp, chiếm 37,2% cả nước.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc.
Theo Bộ KH&ĐT, vẫn có một số địa phương có khả năng đạt và vượt kế hoạch. Điển hình như Quảng Ninh phấn đấu tăng trưởng GRDP năm trên 10,5%, vượt kế hoạch là 10%. Tỉnh Bắc Ninh dự kiến tăng 6,45%, Ninh Bình là 8%, Nam Định 8,5%, Hà Nam 9,3%.
Đó là những “điểm sáng”. Điều đáng lo là cơ bản các địa phương còn lại xác định không đạt mục tiêu.
Chẳng hạn như Hà Nội lo tăng trưởng âm quý III. Thành phố dự kiến chỉ tăng khoảng 4,54%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra (trong khoảng 7,5-8,0%).
Về vấn đề tăng trưởng của thành phố, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, thủ đô hiện đang xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm.
Hãy tin vào Việt Nam như cách họ làm chấn động địa cầu với trận Điện Biên Phủ
Kịch bản đầu tiên dự báo GRDP quý III có thể là -0.8%, sau đó quý IV phục hồi dần và tăng 6,98% cả năm. Kịch bản 2 thấp hơn, dự kiến quý III có thể giảm 0,98%, quý IV phục hồi dần và đạt 5,15%, vẫn thấp hơn kế hoạch đề ra.
TP. Hải Phòng ước tính tăng GRDP khoảng 12,82%, vẫn là mức cao nhưng thấp hơn so với kế hoạch 13,5%. Trong khi đó các tỉnh như Hưng Yên ước tăng 6,32%, Vĩnh Phúc 6,88%, Thái Bình 5,75%, cũng thấp hơn kế hoạch.
Bộ KHĐT tính toán tốc độ tăng trưởng của miền Bắc (gồm trung du, miền núi Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng) ước đạt 7,04%.
Lý giải về nguyên nhân sụt giảm tăng trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định là do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sản xuất, kinh doanh, nhiều thị trường suy giảm mức cầu nên nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như linh kiện điện tử, điện thoại, ô tô, xe máy, dệt may, da giày…đều sụt giảm.

Chính phủ sẽ cố để đủ vaccine tiêm cho dân để phục hồi kinh tế Việt Nam

Đưa ra dự báo năm 2022, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho rằng khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19. Đây là xu thế tất yếu, khó tránh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tăng trưởng GRDP của miền Bắc năm 2022 đạt khoảng 7,91%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hàng hóa sẽ đạt khoảng 110 triệu đồng/năm. Các tỉnh miền Bắc dự kiến xuất khẩu khối lượng hàng hóa ước đạt khoảng 98 tỷ USD.
Việt Nam không tăng trưởng chỉ nhờ vài ba tỷ USD
Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các cường quốc ngày càng phức tạp. Chưa kể, thiên tai dịch bệnh ngày càng gia tăng, khó lường về cả tác động cũng như cường độ.
“Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức”, Bộ KH&ĐT nhận định.
Vẫn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ hội cho kinh tế trong năm 2022, Chính phủ sẽ thực hiện mọi giải pháp để có thể có đủ lượng vaccine tiêm cho người dân, đáp ứng miễn dịch cộng đồng vào đầu năm 2022.
“Đó là cơ sở quan trọng nhất để kinh tế Việt Nam dần phục hồi”, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.
Toàn cảnh buổi tiêm vaccine tại Cung thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là nước đang phát triển, đầy tiềm năng với nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới, chất lượng cao như EVFTA, EVIPA, UKVFTA, CPTPP, RCEP…
Đáng chú ý, trong dự báo tăng trưởng của Bộ KH&ĐT cũng đề cập việc cơ cấu lại ngành du lịch của khu vực này, đồng thời coi đây là trung tâm phục hồi tăng trưởng hậu Covid-19.
Bộ trưởng Dũng đề nghị các tỉnh xây dựng lại kịch bản phục hồi và cơ cấu lại ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới.
Nhấn mạnh tạo lợi thế liên kết vùng, Bộ KH&ĐT cũng lưu ý các địa phương cần xây dựng và kết nối các điểm đến du lịch thành các tour, tuyến du lịch liên kết để tăng cường quảng bá, tuyên truyền, thu hút khách du lịch đến với các tỉnh.
Năm 2022, một số tỉnh miền Bắc sẽ tổ chức các sự kiện lớn, trong đó SEA Games và một số sự kiện du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bộ KHĐT đề nghị cần khai thác tiềm năng từ các sự kiện này.

GDP Việt Nam có thể tăng 3,5-4% nhưng vẫn ấn tượng với thế giới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính toán lại các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam. Theo cơ quan này, GDP năm nay của cả nước có thể tăng 3,5-4%.
Việt Nam không thể phong tỏa mãi, bao giờ mở cửa lại nền kinh tế?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, muốn đạt mức tăng trưởng 3,5-4% trong năm nay, dịch bệnh phải được kiểm soát ngay trong tháng 9, và cả nước phải chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV.
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, đưa ra tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022, diễn ra sáng 14/9.
Ông Dũng cho biết, mức dự báo này thấp hơn mục tiêu đặt ra trong năm nay, nhưng để đạt được như vậy cũng đã phải rất nỗ lực, đòi hỏi lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các địa phương.
Cho dù có đạt mức tăng GDP 3,5-4% thì Việt Nam cũng có 2 năm liền không thực hiện được kế hoạch tăng trưởng, không hoàn thành mục tiêu chung của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức tăng 2,92%.
Các chỉ số cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam năm nay 2021 dự báo sẽ tăng 10%, thu ngân sách vượt dự toán.
Cảng Hải Phòng.
“Tăng trưởng sẽ thấp nhưng là khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo ông, thời gian qua, tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động - việc làm chịu tác động nghiêm trọng do giãn cách kéo dài. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải huy động nguồn lực lớn để hỗ trợ công tác chống dịch. Điều này đã ảnh hưởng đến thu - chi ngân sách.
Ngoài ra, dịch bệnh còn ảnh hưởng xấu đến việc thành lập mới của các doanh nghiệp, cũng như thu hút vốn đầu tư FDI.
Theo ông Dũng, năm 2022 sẽ là năm chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Trước tình hình hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chấp nhận sống chung với dịch bệnh.
Trước khó khăn thử thách, không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam
Ông Dũng cũng kể lại những điều thấy được trong chuyến công tác các nước Châu Âu vừa qua. Theo ông, sau khi áp dụng các chương trình tiêm chủng mở rộng, các quốc gia EU đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế, kết hợp các biện pháp phòng dịch, có nước mở nhanh, có nơi mở sớm.
“Nếu cứ phong tỏa, giãn cách sẽ để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ vấn đề kinh tế mà còn xã hội”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
Theo ông Dũng, kinh tế thế giới sẽ phục hồi trong năm 2022. Dù vậy, đà phục hồi có thể chậm hơn dự báo trước đó. Nước nào tiêm chủng nhanh, rộng thì sẽ sớm mở cửa và có thể phục hồi.
Trong bối cảnh đó, trật tự thương mại, cơ cấu đầu tư chắc chắn sẽ thay đổi và chuyển dịch, bao gồm chuỗi sản xuất và cung ứng. Điều này dĩ nhiên sẽ tác động đến Việt Nam.
“Cần xác định những cơ hội để tận dụng, và hạn chế rủi ro”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý.

“Mất niềm tin, không doanh nghiệp nào dám về địa phương làm ăn nữa”

Qua phân tích, đánh giá các số liệu, Bộ Khoa học và Đầu tư dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 vào khoảng 6-6,5%. Bộ đang nghiên cứu, xây dựng để chuẩn bị gửi đến các cơ quan liên quan.
Năm tới 2022, Việt Nam vẫn phải bám sát kế hoạch dài hạn, đi kèm với việc kiểm soát dịch bệnh, không thể để xảy ra tình trang dịch bùng phát mạnh trở lại.
Bên cạnh đó, cần tính toán cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu, tự chủ, thích ứng với mọi tình huống.
“Thế giới thay đổi rất nhanh, nếu không xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ và thích ứng thì chúng ta sẽ bị động bất ngờ. Ví dụ như dịch bệnh có thể diễn biến kéo dài, chưa nói đến đối mặt với thiên tai”, ông Dũng phân tích.
Trên tinh thần đó, Bộ Khoa học và Đầu tư đang soạn thảo đề án về xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Theo ông Dũng, các địa phương phải bắt nhịp với đà phục hồi của những nền kinh tế lớn, có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Triển khai tái cơ cấu nhanh nền kinh tế, thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, có bao gồm đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.
Ông Dũng lưu ý, tại Việt Nam, vẫn có một số địa phương dù tăng trưởng cao nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Có thể kể đến đó là các tỉnh thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Theo ông, không thể cứ mãi dựa vào 1-2 doanh nghiệp lớn, và phải hết sức thận trọng trong việc này. Bên cạnh duy trì các nhà đầu tư chiến lược, các địa phương phải đa dạng lĩnh vực đầu tư và nhà đầu tư.
Việt Nam không thể phong tỏa mãi, bao giờ mở cửa lại nền kinh tế?
Dù là công nghệ cao, các ngành này vẫn có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu tận dụng giá rẻ và lợi thế so sánh của Việt Nam, chứ không có nhiều dự án tạo ra giá trị gia tăng cao.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Dù vậy, trước tình hình dịch bệnh khó khăn như lúc này, thái độ của chính quyền địa phương với doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả những hỗ trợ nói trên.
Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương phải thân thiện, tích cực đồng hành, lắng nghe và cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời gian này.
“Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp và xã hội là điều quan trọng nhất lúc này, nếu mất niềm tin thì không doanh nghiệp nào dám về địa phương làm ăn nữa. Đây chính là xúc tiến đầu tư tại chỗ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Thảo luận