Đại dịch COVID-19

Từ chối sáng kiến của Pfizer về tiêm vắc xin tăng cường sau báo cáo về sụt giảm hiệu quả nghiêm trọng

Sau khi dữ liệu mới cho thấy hiệu quả của Pfizer giảm mạnh chỉ 4 tháng sau khi được tiêm chủng đầy đủ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã bác bỏ đề xuất của công ty về việc tiêm vắc xin tăng cường.
Sputnik

Dữ liệu mới về hiệu quả vắc xin

Hôm thứ Sáu, Pfizer đã đệ trình văn bản lên Ủy ban Tư vấn của FDA về vắc xin và sinh phẩm liên quan. Nhà sản xuất vắc xin nổi tiếng cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm của họ mất gần một nửa hiệu quả chống lại biến thể delta của coronavirus chỉ sau vài tháng. 
Đại dịch COVID-19
Từng có vấn đề với Moderna, bây giờ là với Pfizer: Phát hiện tạp chất trong vắc-xin chống coronavirus
Bất chấp khuyến nghị của Pfizer về mũi tiêm nhắc lại thứ ba cho vắc-xin coronavirus của mình, đề xuất này dường như không được cơ quan quản lý Hoa Kỳ chú ý vì đa số các thành viên trong Ủy ban của FDA phản đối cách làm này với lý do thiếu dữ liệu an toàn, khiến gã khổng lồ dược phẩm rơi vào tình thế khó xử.

Kết quả nghiên cứu

Báo cáo của Pfizer trích dẫn một nghiên cứu gần đây của Kaiser Permanente Medical Group, có trụ sở tại Nam California, trong đó các tác giả đánh giá hiệu quả của vắc-xin Pfizer chống lại các bệnh nhiễm trùng SARS-CoV-2 theo chủng và số lần nhập viện liên quan đến COVID-19 sau khi tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập được trên khắp Hoa Kỳ trong giai đoạn từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến ngày 8 tháng 8 năm 2021, cho phép họ nghiên cứu cả chủng delta và các chủng khác. 
Kết quả cho thấy hiệu quả của Pfizer đối với chủng delta cao trong tháng đầu tiên sau khi tiêm, nhưng giảm mạnh (từ 93% xuống 53%) trong vòng 4 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ. 
Hiệu quả của Pfizer đối với chủng delta giảm mạnh (từ 93% xuống 53%) trong vòng 4 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ
Các nhà nghiên cứu của Kaiser Permanente Medical Group cũng kết luận rằng Pfizer bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện trong "khoảng sáu tháng" và "sự suy giảm hiệu quả của vắc-xin SARS-CoV-2 theo thời gian chủ yếu là do tác dụng của Pfizer bị yếu đi".

Chiến lược đề xuất

Theo bản báo cáo đệ trình lên FDA, chiến lược hiện tại của Pfizer là tiêm nhắc vắc xin khoảng 6 tháng một lần. Những khuyến nghị này được đưa ra dựa trên phân tích các trường hợp mắc bệnh theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và dường như là giải pháp duy nhất mà Pfizer có thể đưa ra tại thời điểm này. 
Nghiên cứu cho thấy vắc xin Pfizer làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Tuy nhiên, bất chấp việc hiệu quả của vắc-xin đang giảm nhanh chóng, Pfizer không thuyết phục được cơ quan quản lý Hoa Kỳ đồng ý cho tiêm vắc-xin tăng cường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu gã khổng lồ dược phẩm có nhận được phản ứng tương tự từ chính phủ các nước khác như Úc, Canada hay New Zealand hay không.

Làn sóng nhiễm coronavirus mới sau khi tiêm chủng

Các quốc gia thực hiện chiến dịch tiêm chủng sớm nhất và thành công nhất vào đầu năm nay nhờ chủ yếu dựa vào vắc xin Pfizer, bao gồm cả Hoa Kỳ, hiện đang đối mặt với làn sóng mới của số ca nhiễm. Đặc biệt, Israel, quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ hơn 60% dân số bằng Pfizer và lẽ ra phải là một ví dụ điển hình về hiệu quả của vắc-xin, thì giờ đây đang trải qua một làn sóng COVID mới.
Đây không phải là vấn đề duy nhất mà Pfizer phải đối mặt trong những tháng gần đây. Một nghiên cứu sơ bộ của Mayo Clinic cho thấy hiệu quả của Pfizer đối với chủng delta giảm từ 76% xuống 42%. Nhưng bất chấp hiệu quả thấp của vắc-xin, tính tới tháng 7 năm 2021, Pfizer BioNTech đã ký kết hợp đồng cung cấp 2,1 tỷ liều Pfizer trên toàn thế giới.
Thảo luận