Mỏ dầu suy kiệt. Trữ lượng dầu khí của Nga còn đủ cho bao nhiêu năm?

Trong 10 năm qua, trữ lượng dầu thô của Nga đã giảm một phần ba, trữ lượng khí đốt đã giảm 27,4%, Bộ Tài nguyên Nga cho biết. Chính phủ đặt mục tiêu gia tăng bổ sung trữ lượng dầu thô và khí đốt bằng cách khai thác các mỏ dầu khí ở những khu vực khó tiếp cận.
Sputnik
Tuy nhiên, trên thế giới hiện có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các loại năng lượng “sạch”. Trữ lượng dầu khí của Nga còn đủ cho bao nhiêu năm? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Trữ lượng dầu khí đủ cho nhiều thế kỷ

Năm 2010, trữ lượng dầu thô của Nga là khoảng 28 tỷ tấn. Bây giờ chỉ còn khoảng 19 tỷ tấn. Sáu năm trước, trữ lượng khí đốt ước tính khoảng 70.000 tỷ m3. Bây giờ chỉ còn 49.200 tỷ m3.
Xe bồn chở xăng dầu
Trong một phần tư thế kỷ qua, số lượng mỏ dầu khí được đưa vào khai thác là ít hơn mười lần so với những năm trước, nhiều mỏ của Liên Xô đang bị cạn kiệt, theo công ty khảo sát địa chất nhà nước Nga - Rosgeologia. Theo ước tính của họ, Nga có trữ lượng khí đốt đủ cho 70 năm khai thác, dầu thô - đủ cho 30 năm khai thác.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Alexander Kozlov đưa ra một dự báo lạc quan hơn: trữ lượng khí đốt đủ cho 100 năm khai thác, dầu thô - đủ cho 60 năm khai thác. Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller nhắc nhở rằng, Nga là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Ông nói, sẽ không có vấn đề gì với nguyên liệu thô trong một thế kỷ tới.
Tổng thống Putin nói về lợi ích đối với các nước có hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga
Mặt khác, Nga có vấn đề với việc khai thác hợp lý các nguồn năng lượng. Quyền lãnh đạo Cơ quan Liên bang về Tài nguyên Khoáng sản Evgeny Petrov đã tuyên bố rằng, tài nguyên khổng lồ cho phép Nga tiếp tục xuất khẩu "vàng đen" trong khoảng 20 năm nữa.
Thời hạn này sẽ tăng lên trong quá trình phát triển của các công nghệ mới để khai thác tài nguyên tại các khu vực khó tiếp cận. Các mỏ dầu khí hứa hẹn nhất là ở Tây Siberia.
"Việc khai thác vẫn đang diễn ra ở đây và sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều, nhiều năm nữa", - ông Petrov lưu ý.
Nhưng, việc khai thác các mỏ dầu khí ở Đông Siberi là một nhiệm vụ quá khó khăn. Khu vực này thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết.
Ngoài ra, do các lệnh trừng phạt, Nga khan hiếm máy khoan và phụ tùng thay thế.
Daniil Bolotskikh, nhà phân tích trưởng của công ty đầu tư Fondovy Capital, cho biết:
"Chi phí thăm dò địa chất tốn 300-350 tỷ rúp mỗi năm. Năm 2020, chi phí thăm dò khoáng sản đạt 340 tỷ rúp, trong đó 13,4 tỷ rúp là của nhà nước. Năm nay, khoảng 300 tỷ rúp".
Việc tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí ở các vùng phía bắc và Bắc Cực là rất tốn kém do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư.
"Mức sản xuất dầu mỏ hiện tại không thể được duy trì nếu không xuất hiện những mỏ dầu mới. Trữ lượng đã chứng minh của dầu là khoảng 19 tỷ tấn (8% của trữ lượng thế giới). Sản lượng là 500-550 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, trữ lượng này là đủ cho 30 -35 năm tới. Điều này gây ra lo lắng", - chuyên gia Bolotskikh nói với Sputnik.
Theo Mikhail Kogan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích của Trường Quản lý tài chính cao cấp, ít nhất 40% trữ lượng dầu thô của Nga chỉ đơn giản là không sinh lời. Ông cảnh báo:
"Các công ty sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc thăm dò, khai thác và sản xuất so với số tiền mà họ sẽ thu về. Các mỏ dầu mang lại lợi nhuận có thể sẽ cạn kiệt đến năm 2050".
Tình hình với khí đốt là tốt hơn. Tiềm năng của Nga với tư cách là nhà sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu xanh là rất lớn nhờ trữ lượng khí đốt hiện có và đã được chứng minh. Nga cũng đang khám phá Bắc Cực.
Chuyên gia Oleg Kalenov, phó giáo sư tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov, giải thích:
"Nga chiếm một phần tư trữ lượng khí đốt của thế giới - gần 47 nghìn tỷ mét khối. Trong thập kỷ qua, tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu đã tăng thêm 20%".

Thay thế dầu khí

Khả năng sinh lời là một khái niệm có tính ước lệ. Ví dụ, giá dầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh lời: báo giá càng cao, dự trữ càng hiệu quả về mặt kinh tế. Bây giờ vàng đen đạt giá 74 USD/thùng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng ở Nga để kiểm soát các cơ sở dầu khí
"Trong ngắn hạn, nhiều điều sẽ phụ thuộc vào sự lây lan của coronavirus. Việc đưa dầu dự trữ quốc gia ra thị trường cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu bán dầu thô từ kho dự trữ chiến lược. Và cuối cùng có thể xảy ra những sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như cơn bão Ida", - chuyên gia Oleg Kalenov nói.
Theo dự đoán của chuyên gia Mikhail Mitrofanov, nhà đầu tư và người sáng lập công ty CreativePRO, khi nhu cầu dầu thô toàn cầu phục hồi, báo giá có thể tăng đến 80 USD/thùng. Mức giá này phù hợp với nhiều nhà sản xuất dầu.
Và OPEC sẽ không cho phép giá vàng đen tăng tốc mạnh mẽ. Chủ tịch Tập đoàn Dầu mỏ Lukoil Vagit Alekperov cảnh báo rằng, giá dầu trên 100 USD/thùng có thể gây ra  sự sụp đổ của thị trường.
Kịch bản tiêu cực là việc áp đặt lệnh phong tỏa, giảm mức tiêu thụ dầu mỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và lạm phát gia tăng. Sau đó giá dầu sẽ giảm xuống còn 60 USD/thùng. Và đây không phải là giới hạn cuối cùng.
Đừng quên về chính sách tài khóa. Hơn một nửa giá trị dầu thô sản xuất ở Nga bị thu hồi dưới hình thức thuế. Nếu chính phủ giảm thuế, dự trữ dầu thô sẽ tăng.
Giá khí đốt tiếp tục tăng. Vào tuần trước, các kho chứa khí đốt ở châu Âu chỉ đầy một nửa, kêt quả là giá khí đốt tại châu Âu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử nhảy vọt lên gần 1.000 USD/1.000m3 - mốc quan trọng về mặt tâm lý.
Ngoài ra, các nền kinh tế lớn nhất thế giới - Trung Quốc và Hoa Kỳ - đang tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh, chuyên gia Mikhail Mitrofanov nhắc nhở.
Các nhà phân tích dự đoán nhu cầu về dầu thô và khí đốt sẽ bắt đầu giảm trong 5 đến 7 năm tới. Mikhail Kogan nhấn mạnh:
"Các nước Scandinavia gần như hoàn toàn chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - đang tích cực sử dụng các tấm pin mặt trời".
Kể từ năm 2023, EU sẽ áp dụng thuế biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu thải ra lượng khí CO2 cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến khoảng 40% hàng xuất khẩu của Nga. Theo các ước tính khác nhau, các doanh nghiệp Nga sẽ phải nộp thuế bổ sung cho EU trị giá từ 6 đến 50 tỷ euro mỗi năm.
Diễn biến khí hậu ở EU sẽ thay đổi xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong 10 năm tới
Bắc Kinh cam kết đạt trung hòa carbon trước năm 2060. Và chính phủ Nga đến năm 2030 phải đảm bảo cắt giảm 70% khí thải so với mức của năm 1990.
Các dự án với hydro - một trong những nhiên liệu thân thiện với môi trường nhất - cũng trở nên phổ biến.
"Hydro là một loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong tất cả các loại nhiên liệu , đây là một lợi thế quan trọng. Về lâu dài, năng lượng từ hyđrô sẽ thay thế dầu khí", - chuyên gia Oleg Kalenov chắc chắn.
Theo ước tính không chính thức, quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ tiêu tốn của thế giới 40 nghìn tỷ USD - một nửa GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, điều này không phải là trong tương lai gần. Hiện nay, quá trình sản xuất khoảng 80% sản phẩm có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiên liệu hydrocacbon.
Ngoài ra, không phải tất cả các loại năng lượng xanh đều đạt được hiệu suất cao như đã được công bố. Tính khả thi về kinh tế của ngành kinh doanh như vậy là rất đáng nghi ngờ.
Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào nhiên liệu hydrocacbon. Cần phải làm suy yếu sự phụ thuộc của ngân sách vào nguồn thu từ dầu khí, điều mà chính quyền Nga đã nhiều lần nhấn mạnh. Sẽ là phi logic nếu chỉ đơn giản đóng cửa những doanh nghiệp có lãi. Cần phải sử dụng thu nhập nhận được từ các cơ sở này để đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, ngành giáo dục và khoa học, sau đó sẽ đến lượt các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Thảo luận