Theo kênh này, một số quan chức cơ quan liên bang coi vụ việc là "thông điệp gửi tới ông Burns", cho thấy ngay cả những người làm việc cho người đứng đầu CIA cũng không được bảo vệ.
"Tình huống ở Ấn Độ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: có ít người biết về lịch trình của giám đốc CIA, nên các quan chức Mỹ cực kỳ lo ngại trước sự việc làm thế nào mà thủ phạm biết được về chuyến thăm và có khả năng lên kế hoạch gây hấn như vậy", - trang web của kênh truyền hình cho biết .
Tình báo Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất cuộc điều tra về những "cuộc tấn công" gây ra hội chứng này trong năm nay, nhưng theo các nguồn tin, tiến độ đó có thể được điều chỉnh và không thể hiện công khai trong kế hoạch điều tra.
Các biểu hiện của "hội chứng Havana" được ghi nhận thấy ở một số nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba vào năm 2016 và 2017, cũng như ở Trung Quốc vào năm 2018. Những nhà ngoại giao này được cho là phải chịu tác động từ những hiệu ứng âm thanh gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Trên các phương tiện truyền thông Mỹ thường thường vẫn có những cáo buộc cho rằng chính Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công bằng âm thanh" như đã nói ở trên. Bộ Ngoại giao Nga gọi những cáo buộc đó là "điều hoàn toàn vô lý và những lời bịa đặt kỳ dị".