Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP dưới cái tên mà nước này sử dụng trong WTO - lãnh thổ hải quan riêng biệt của Đài Loan, Penghu, Jinmen và Matsu. Trong khi đó, giới quan sát không loại trừ việc khi đưa ra quyết định tập thể mời Đài Loan bắt đầu đàm phán về quan hệ đối tác, một số thành viên CPTPP có thể đề xuất coi đây là một "quốc gia". Nguy cơ vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc” tương tự không được loại trừ trong quá trình đàm phán song phương của một số thành viên trong quan hệ đối tác với hòn đảo này. Đặc biệt, Nhật Bản, Canada và Australia gần đây thường sử dụng vấn đề Đài Loan để gia tăng sức ép chính trị đối với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Chúng tôi phản đối Đài Loan tham gia mọi hiệp định và tổ chức chính thức"
23 Tháng Chín 2021, 16:15
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Alexei Maslov, Giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc VHLKH Nga nói rằng ông không thấy vấn đề gì đối với việc Đài Loan tham gia vào quan hệ đối tác này với tư cách là nền kinh tế của khu vực:
“Tất cả phụ thuộc vào quan điểm của ban thư ký CPTPP. Có hai hình thức xét đơn - xét đơn từ một quốc gia, như được thực hiện trong các tổ chức khác như SCO, Liên minh Kinh tế Á-Âu hoặc từ các nền kinh tế. Ví dụ, điều này được thực hiện trong APEC, nơi Đài Loan không được coi là một quốc gia, mà là một nền kinh tế. Tất cả phụ thuộc vào cách nhìn nhận Đài Loan trong CPTPP - vẫn là một nền kinh tế hay một quốc gia. Tôi thấy không có vấn đề gì khi chấp nhận Đài Loan là một nền kinh tế như ở trong WTO. Tôi chưa nghe nói, ít nhất là phát ngôn không chính thức, từ Trung Quốc rằng nước này phản đối sự tham gia của Đài Loan với tư cách là một nền kinh tế. Xét cho cùng, ở APEC, cả hai bên, cả hai nền kinh tế đều ngồi chung bàn và tiến hành đàm phán”.
Đài Bắc, Đài Loan
© Ảnh : Pixabay / Peggy und Marco Lachmann-Anke
Zhou Rong, chuyên gia tại một trong những tổ chức tư vấn tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, coi việc Đài Loan đệ đơn là một cách khiêu khích để nhắc nhở về cam kết của họ đối với lập trường "một Trung Quốc, một Đài Loan". Chuyên gia cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ điều này bằng cách áp dụng các biện pháp thích hợp chống lại những nước “dung túng” Đài Loan.
Trung Quốc tham gia CPTPP để mở rộng hợp tác
Khi tính đến điều này, lập trường của Đài Loan là khá yếu và không chính xác, Aleksei Maslov lưu ý, khi bình luận về tuyên bố của đại diện thương mại Đài Bắc rằng đại lục có thể bị cáo buộc tạo ra trở ngại cho quốc đảo:
“Nhìn chung, lập trường của Trung Quốc về việc tham gia CPTPP rất mang tính xây dựng. Về mặt hình thức, cách đây 5-6 năm, sự ra đời của TTR trước hết được coi là sự thiết lập một hình thức đối trọng nào đó với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc không muốn tương tác kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị phá hủy, và do đó, Trung Quốc cũng đang xin gia nhập CPTPP để mở rộng hợp tác. Đây là một quan điểm mang tính xây dựng rất đúng đắn, giúp lật tẩy những lầm tưởng rằng Trung Quốc được cho là chỉ theo đuổi lợi ích riêng. Ngược lại, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với tất cả các đối tác trong quan hệ hợp tác, vì vậy quan điểm của Đài Loan ở đây là khá yếu và không chính xác”.
Đài Loan chính thức áp đệ đơn gia nhập CPTPP vào ngày 22 tháng 9, chưa đầy một tuần sau khi Trung Quốc thực hiện việc này. Không có quyền ưu tiên trong việc gửi đơn đăng ký và trong quá trình xem xét nguyện vọng, chuyên gia Aleksei Maslov lưu ý thêm. Đồng thời, ông nhắc lại rằng ban đầu Đài Loan không hề giấu giếm, kể cả trong thời gian thành lập TTR, rằng họ muốn tham gia vào tổ chức này. Và không loại trừ, có thể với suy nghĩ này, Trung Quốc đã cố ý hành động trước, điều này là hoàn toàn đúng đắn.
Cho đến nay, CPTPP vẫn chưa đưa ra lời mời tập thể cho Trung Quốc đại lục hay Đài Loan bắt đầu đàm phán gia nhập cấu trúc này. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản chính quyền Đài Bắc vội vàng xác định trở ngại chính trị có thể xảy ra đối với đơn gia nhập của họ. Nếu họ nhận thấy một số "rủi ro" cho mình, về nguyên tắc, họ có thể không nộp đơn hoặc làm sau. Có thể, tình huống xung đột được tạo ra khá dụng ý. Quốc đảo rất có thể đã tính đến việc tạo ra khó khăn, trở ngại trong quá trình xem xét đơn gia nhập CPTPP của Trung Quốc.