Kim Jong-un tuyên bố thay đổi chính sách khiến căng thẳng trong nước gia tăng

Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định chuyển trọng tâm ra khỏi vũ khí hạt nhân để "tập trung mọi nỗ lực" vào việc hiện đại hóa và mở rộng kinh tế mà ông tuyên bố hồi năm 2018, là cú hích làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong nước.
Sputnik
Đây là kết luận của các chuyên gia Robert Carlin và Rachel Minyoung Lee của 38 North.

Bắc Triều Tiên thay đổi đường lối chính trị

Các tác giả lý giải rằng ngay cả trước bài phát biểu công khai của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, sự thay đổi trong đường lối chính trị đã được các quan chức cấp cao thảo luận. Kết quả là, căng thẳng đã nảy sinh giữa những người lên tiếng ủng hộ tăng ngân sách cho công dân và những người chủ trương tăng ngân sách quốc phòng, chi tiêu cho các chương trình quân sự và hạt nhân.
Kim Jong-un so sánh tình hình ở CHDCND Triều Tiên với thời chiến
Các chuyên gia lưu ý rằng một cuộc đối đầu như vậy đã nảy sinh từ năm 2011, khi Kim Jong-un mới lên nắm quyền, và nóng lên 7 năm sau đó, khi ông ta bắt đầu tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Hoa Kỳ, kể cả việc đề nghị làm suy yếu các lệnh trừng phạt quốc tế để đổi lấy việc giảm chương trình hạt nhân.
“Họ không đủ khả năng để chào đón tất cả mọi người bằng vòng tay rộng mở và nụ cười rộng rãi, khi không có bộ răng thật. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy chuyển động qua lại này ở mọi lúc. Họ không bao giờ có thể chắc chắn liệu họ có đủ nguồn lực để thiết lập quan hệ với bên ngoài hay không” – báo cáo cho biết.

Bất đồng chính trị

Các chuyên gia cũng lưu ý đến các ấn phẩm truyền thông phản ánh chính sách hiện tại của Bình Nhưỡng. Các tác giả bài báo kết luận rằng đã có sự bất đồng mạnh mẽ trong những năm gần đây: một bên ủng hộ lập trường cứng rắn hơn về chi tiêu quốc phòng như biện pháp kích thích kinh tế, trong khi bên kia ủng hộ nhu cầu giảm tập trung chú ý vào quân đội.
Thảo luận