Hội thánh Đức chúa trời quay trở lại Hà Nội

HÀ NỘI (Sputnik) - Ban Tôn giáo TP Hà Nội vừa có khuyến cáo người dân cảnh giác với các biến tướng của ‘tà đạo’ được 'đội lốt' qua nhiều hình thức trên các trang mạng xã hội. Sẽ rất nguy hiểm nếu các 'hội thánh' này tổ chức các hoạt động truyền giáo không đảm bảo khoảng cách trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp hiện nay.
Sputnik

Môi trường Internet và mạng xã hội là 'nền tảng màu mở'

TS Phạm Tiến Dũng, trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội cho biết, gần đây các đối tượng xấu lợi dụng "tà đạo" đang vận hành nhan nhản trên các trang mạng, diễn đàn, hội nhóm, phổ biến trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Zalo, Telegram, Instagram, Lotus, Mocha, Gapo, TikTok, Zoom…
Đại dịch COVID-19
Hà Nội có ca nhiễm Covid-19 liên quan đến Hội thánh, TP.HCM tạm ngưng hoạt động 10 cơ sở y tế
Các đối tượng này tăng cường hoạt động trên mạng, bởi nếu đăng ký hoạt động như một tổ chức, một hội đoàn tôn giáo chính thức thì bị cơ quan nhà nước kiểm soát, dễ bị các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo chính thống phát hiện.
"Môi trường Internet và nền tảng mạng xã hội đang là môi trường màu mỡ cho đối tượng xấu hoạt động dưới hình thức tà đạo", ông Dũng nói.
Các đối tượng này thường hướng tới người già, người rảnh rỗi hay đang mang bệnh nan y, dễ bị dụ dỗ tin theo, nhưng cũng có cả những người trẻ. Đáng chú ý, ông Dũng ví dụ, tại Hà Nội, nhóm "Hội thánh Đức chúa trời mẹ" gần đây tăng cường truyền giáo trực tuyến trên mạng xã hội và qua một số ứng dụng Zoom, Skype hướng đến học sinh, sinh viên.
Trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội lưu ý các tà đạo hiện nay không lộ liễu liên quan đến ma quỷ, cúng bái cực đoan, thực hành các hành động kỳ quái mà biểu hiện rất tinh vi, phức tạp. Họ thường mượn những từ ngữ tích cực, có ý nghĩa khoa học để mê hoặc như:
"Thiện, thiền, chữa lành, lạc quan, sống chủ động, tiềm thức, năng lượng vũ trụ, năng lượng gốc, năng lượng trường sinh, tần số rung động, truyền năng lượng, lượng tử, vận công phong thủy, mối tương quan giữa con người - vũ trụ, chữa bệnh bằng năng lượng, không dùng thuốc...", ông Dũng liệt kê.
Còn các giáo chủ thì thu hút người theo bằng cách tự nhận mình được trời, phật, các đấng siêu nhiên được phái xuống trần thế, được giao sứ mệnh trở thành người lãnh đạo để giác ngộ con người. Các đối tượng này 'mị dân' bằng cách tự cho rằng mình có được sức mạnh siêu nhiên như có thể thông công với các đấng thần linh, các vong linh người đã mất, chữa bệnh bằng năng lượng, bằng phù chú…
Thậm chí, nhiều người trước khi tạo dựng tà đạo còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ nước ngoài tuyên truyền tà giáo vào trong nước.

'Đội lốt' bằng những hội nhóm, livestream chữa lành

Giáo lý, lễ nghi của các tà giáo này thường đơn giản, mang tính dân gian, không có hệ thống, không hoàn chỉnh như tôn giáo truyền thống, đa số các tôn giáo mới hàm chứa yếu tố mê tín, một số mang màu sắc chính trị.
Đại dịch COVID-19
Thêm 51 ca nhiễm Covid-19 liên quan Hội thánh, Bộ Y tế ban hành nhiều quy định chống dịch mới
Ban đầu các tà đạo sẽ tổ chức những buổi hội thảo, video, livestream miễn phí với những lý lẽ nhân văn cao đẹp. Các buổi livestream hay hội thảo sẽ có ngập tràn các nick ảo (thậm chí có cả nick thật, thường là con mồi đã được thu phục) gọi là đội seeding, được thuê để ăn chia (hoặc tin vào giáo phái) để tạo hiệu ứng đám đông. Họ sử dụng "chiêu" mà các hội đa cấp thường dùng.
Người nghe dần sẽ u mê tin theo, rút ruột rút gan cống hiến cho tà giáo như đóng góp từ thiện, mua sách, tài liệu, thực phẩm dưỡng sinh. Có người nghe theo rồi có bệnh cũng coi như không có, không chịu đi khám, không uống thuốc, nhiều người bị ung thư, đã bỏ qua giai đoạn vàng để phẫu thuật điều trị theo khoa học và đến lúc quá muộn.
"Đối với việc thờ, cúng, khấn, lễ, để tránh bị lừa đảo, người dân đừng quá chấp tâm vào câu văn, lời khấn. Có tâm khấn thì tâm mình đã được chứng rồi, việc khấn, nói ra có hay không không quan trọng. Đừng chấp tâm vào lễ to, hương thơm hay không, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phải to, đẹp vì thờ, cúng, khấn, lễ phải tại tâm, do tâm, tùy tâm", ông Dũng nói.
Ban Tôn giáo TP Hà Nội khuyến cáo người dân nếu có nhu cầu tâm linh hãy gia nhập các tôn giáo, tín ngưỡng hợp pháp, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào những tổ chức "tà đạo".

Tiềm ẩn lây nhiễm trong tình hình Covid-19 đang căng thẳng

Tuy mới chỉ mới 'manh nha' xuất hiện qua các hình thức trên mạng xã hội nhưng nếu như không thận trọng khi để các hội nhóm này ở Hà Nội tổ chức truyền giáo, thực hiện các nghi lễ không đảm bảo khoảng cách thì sẽ rất nguy hiểm đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay. 
Trước đó vào thời điểm tháng 5 tại TP.HCM, cũng rộ lên tình trạng hội họp của Hội truyền giáo Phục Hưng, một số thành viên nhóm này bị nhiễm Covid-19 khiến lây lan ra thành cộng đồng biến thành 'ổ dịch'. Số ca nhiễm thậm chí đã lên tới con số gần 100.
Ban Tôn giáo Chính phủ nói về "nước thánh" của "Hội Thánh Đức Chúa Trời"
Đáng nói, sau khi phát hiện ổ dịch này, theo lãnh đạo ngành Y tế TP Hồ Chí Minh, quá trình khai thác dịch tễ, truy vết liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng vô cùng khó khăn, gia đình mục sư hội thánh này không hợp tác.
Theo điều tra thì trong lúc họp hội, hội viên Hội thánh không đeo khẩu trang. Môi trường sinh hoạt không đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch. Với những nguy cơ trên đã tạo điều kiện cho virus lây lan nhanh. Minh chứng là gần như toàn bộ người tham gia họp Hội thánh đều mắc COVID-19 với tốc độ lây lan nhanh, 60% người có triệu chứng. So sánh với các chuỗi lây nhiễm đang lây lan hiện nay, nhiều khả năng chủng lây nhiễm này biến chủng Ấn Độ.
Thảo luận