Triều Tiên gọi tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên bán đảo là quá sớm

MOSKVA (Sputnik) - Bình Nhưỡng coi việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên là quá sớm, Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Thae-song tuyên bố.
Sputnik
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ diễn đàn Kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 76 đã đề xuất tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên với sự chứng kiến của Mỹ và Trung Quốc.
"Thực tế trước mắt chúng ta đặt ra vấn đề rằng việc thông qua tuyên bố kết thúc chiến tranh hiện nay là quá sớm", - nhà ngoại giao cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA).
Theo ông Thae-song, không có gì đảm bảo rằng việc tuyên bố kết thúc chiến tranh vốn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng sẽ làm cho Hoa Kỳ từ bỏ thái độ thù địch đối với Bắc Triều Tiên.
Tuyên bố đề cập đến các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ "nhằm vào chúng tôi", việc Mỹ chấp thuận hợp đồng bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Nhật Bản và Hàn Quốc, và quyết định của Mỹ chuyển giao công nghệ cho Australia để chế tạo tàu ngầm nguyên tử có lò phản ứng hạt nhân.
Em gái Kim Jong-un nói làm thế nào đạt được hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
“Tất cả các sự kiện đều chứng tỏ rằng hiện nay vẫn chưa đến lúc để tuyên bố kết thúc chiến tranh”, - Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên nhận xét.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chỉ kết thúc khi các bên ký kết hiệp định đình chiến, còn mọi nỗ lực sau đó của CHDCND Triều Tiên để ký hiệp ước hòa bình đều bị Hoa Kỳ bác bỏ.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump đã khởi động tiến trình đàm phán thượng đỉnh trước đó chưa từng có giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên. Tiến trình này ngay từ đầu đã đi đến thỏa thuận phấn đấu cho mục tiêu chính thức kết thúc cuộc chiến tranh trên bán đảo này. Tuy nhiên cho đến nay tiến trình ấy vẫn chưa đạt đươc kết quả thực tiễn.
Chiến tranh Triều Tiên có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ dưới cờ Liên Hợp Quốc, các lực lượng vũ trang của CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như Quân Tình nguyện nhân dân Trung Quốc. Về phần mình khi đó Hàn Quốc đã từ chối ký hiệp định đình chiến.
Thảo luận