Tại sao Evergrande trên bờ vực vỡ nợ?
Một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, Evergrande, đang trên bờ vực vỡ nợ sau nhiều năm tăng trưởng bùng nổ và vay mượn tích cực. Doanh số bán hàng giảm sút, mô hình kinh doanh rủi ro cao và các hành động của chính quyền Bắc Kinh kiềm chế sự bùng nổ thị trường nhà đất ở Trung Quốc đã khiến công ty rơi vào khủng hoảng. Cuối tháng 6, Evergrande nợ 304 tỷ USD. Kể từ đầu năm nay, cổ phiếu của Evergrande, được giao dịch tại Hồng Kông, đã mất hơn 82%. Cổ phiếu tăng 16,7% vào thứ Năm khi công ty lớn nhất của Evergrande - Hengda Real Estate Group Co. - thông báo trả lãi trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ.
Theo Tsun Yi, giáo sư tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thiên Tân, cuộc khủng hoảng Evergrande không phải là một bất ngờ, vì sự phát triển của họ bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy vốn và hoạt động trong nhiều lĩnh vực không liên quan, chẳng hạn như sản xuất nước đóng chai hay ô tô chạy bằng các nguồn năng lượng mới. Theo ý kiến ông, "thị trường đã phản ứng quá mức với vấn đề nợ của Evergrande".
Văn phòng trung quốc
© Flickr / CSOFT International
"Đầu năm 2016, chính quyền trung ương đã đưa ra định hướng cho thị trường bất động sản trong nước: nhà ở có ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân chứ không phải đầu cơ. Do đó, sự bộc lộ của cuộc khủng hoảng Evergrande nhấn mạnh quyết tâm mạnh mẽ của nhà nước trong việc điều chỉnh một lĩnh vực đang bùng nổ được hỗ trợ bởi một đống nợ», - giáo sư nói.
Đồng thời, ông nhấn mạnh những người chỉ trích triển vọng kinh tế Trung Quốc vì trường hợp duy nhất của Evergrande đã tỏ ra không hiểu mô hình phát triển của Trung Quốc, vì "sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong tương lai phụ thuộc vào đổi mới và lĩnh vực thực sự của nền kinh tế, chứ không phải "sự thúc đẩy" thị trường bất động sản "ngắn hạn".
Tsun Yi cũng nói thêm Evergrande nên chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra, và ngoài ra, còn quá sớm để nói về hỗ trợ của nhà nước.
“Hỗ trợ của nhà nước không phù hợp với hướng dẫn của chính phủ trung ương vì sự biến động tài chính trong những năm gần đây», - ông nói.
Các nhà phân tích của Global Time nhấn mạnh những lời vu khống vô căn cứ đối với nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành chủ đề chính của truyền thông phương Tây. Ví dụ, tờ báo lưu ý Bloomberg đăng một bài báo cho rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm 120 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng thông qua các đợt repo ngược sau khi lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Evergrande đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu.
Bài báo viết rằng chính phủ Trung Quốc phải cứu trợ công ty này.
“Điều này không chuyên nghiệp hoặc gây chú ý vì (điều chỉnh giao dịch tiền tệ) không liên quan gì đến vụ Evergrande”, - một nhà phân tích giáu tên từ ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Thượng Hải nói với báo Global Times.
Theo ông, truyền thông nước ngoài thích thổi phồng những chủ đề như vậy để gây ảnh hưởng đến thị trường vốn hoặc thị trường trái phiếu.