Trước hết, nguyên nhân di truyền có thể ảnh hưởng đến diễn tiến nguy hiểm của bệnh. Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng một người có thể nhiễm coronavirus diễn tiến nặng hơn do ba gen - MAPT, PIGN và CCR5, tiến sĩ Baranova lưu ý. Nhà sinh vật học cho biết thêm, gen đầu tiên trong số này không chỉ góp phần khiến giai đoạn cấp tính của bệnh trở nên nguy hiểm hơn mà còn làm tăng khả năng gây biến chứng thần kinh.
Các bệnh đi kèm từ lâu đã được các bác sĩ biết đến như một yếu tố nguy cơ đối với COVID-19, nhà khoa học nói tiếp.
“Bó hoa bệnh nền của một người càng nhiều màu sắc thì càng ít khả năng bệnh coronavirus diễn tiến nhẹ hơn khi bị nhiễm”, - bà Baranova nói.
Giáo sư cho biết, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ "không qua khỏi" khi bị nhiễm coronavirus.
Ngoài ra, tình trạng của bệnh nhân thường trầm trọng hơn do mắc các căn bệnh nhiễm ngay trong bệnh viện.
"Nếu những căn bệnh đó kháng kháng sinh thì sẽ mất thời gian để lựa chọn loại kháng sinh hiệu quả. Trong khi đó tình trạng của bệnh nhân có thể đột ngột xấu đi thậm chí dẫn đến tử vong”, - bà Baranova giải thích:
Cuối cùng, bão cytokine - phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với bệnh lây nhiễm - thường gây tử vong, giáo sư cho biết.
Một số dấu hiệu (marker) nhất định có thể chủ động báo hiệu mối nguy hiểm cho bệnh nhân.
"Ví dụ, mức độ protein phản ứng C (C-reactive protein - CRP) trong cơ thể người bị nhiễm coronavirus có thể cao gấp 70 lần mức độ cho phép. Với những chỉ số như vậy, khả năng cao là người đó sẽ phải chiến đấu gian khổ để giành giật sự sống. Chỉ số đó có thể thực hiện thông qua xét nghiệm đo hàm lượng ferritin”, - bà Ancha Baranova chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik.
Còn trước khi bệnh khởi phát, bạn có thể đánh giá rủi ro bằng cách xét nghiệm chỉ số như tự kháng thể (autoantibody) đối với interferon, bà Baranova kết luận.