Giá bán kit test nhanh Covid-19 chênh lệch, Bộ Y tế nói gì?

HÀ NỘI (Sputnik) - Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đặt câu hỏi gây xôn xao tại hội nghị trực tuyến với Thủ tướng chiều ngày 27/9. Tại sao giá bán bộ kit test Covid-19 trên Cổng thông tin Bộ Y tế lại chênh lệch lớn với giá doanh nghiệp bán ra bên ngoài?
Sputnik

Vì sao giá bán của Bộ Y tế công khai quá cao, doanh nghiệp lại thấp?

Tại hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp ngày 26/9, ông Đặng Hồng Anh - chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam - đã gây xôn xao khi cho hay qua tìm hiểu, có những đơn vị bán bộ kit test nhanh COVID-19 chỉ khoảng 1,5 USD.
Đại dịch COVID-19
Cảnh giác với bộ kit test nhanh Covid-19 bán tràn lan trên mạng
Theo ông Đặng Hồng Anh, nếu Chính phủ cử bộ phận liên hệ trực tiếp với các đơn vị ở nước ngoài, với số lượng mua lên đến 100 triệu test, giá bán sẽ còn khoảng 1 USD, dưới 25.000 đồng/test. Ông Đặng Hồng Anh cũng đã tìm hiểu từ phía các nhà sản xuất tại Đức, châu Âu và kể cả Mỹ đều bán giá gốc dưới 1,5 USD.
Đặc biệt, nếu mua trực tiếp từ nhà sản xuất số lượng lớn, giá sẽ rẻ hơn rất nhiều, ví dụ giảm được 50.000 đồng/test, 100 triệu test giảm được 5.000 tỉ đồng. Theo ông Anh, với mức giá công bố này, các doanh nghiệp nhập khẩu cộng thêm nhiều chi phí, giá 'về tay' sẽ là 50.000 đồng. Trong khi các địa phương đấu thầu các test này khoảng 70.000 - 80.000 đồng.
Ông Đặng Hồng Anh cho biết Bộ Y tế đã công bố về các sinh phẩm, trang thiết bị y tế để xét nghiệm SARS-CoV-2. So với giá kê khai trên cổng công khai giá của Bộ Y tế, giá bán kit test cho các địa phương sẽ tùy thuộc vào số lượng mua và sẽ được giảm nhiều nếu mua sỉ. Đặc biệt, giá bán lẻ rẻ hơn nhiều so với giá kê khai.
Cụ thể loại test kê khai giá 160.000 - 198.000 đồng/test nhưng giá bán lẻ chỉ 150.000 đồng, bán sỉ 130.000 đồng, mua nhiều lại một mức giá khác nữa.
Việc giá test chênh lệch quá lớn trên thị trường cũng từng được giám đốc một sở y tế khu vực phía Nam đã phàn nàn trong cuộc họp trực tuyến do Bộ Y tế tổ chức. Tỉnh này cho biết muốn sử dụng test nhanh cho công nhân nhưng không biết giá nào hợp lý bởi xem trên cổng công khai giá thì giá rất cao, đơn vị bán test lại tiếp thị giá rất thấp, Sở Y tế dù thấy giá thấp cũng không biết chuẩn chưa vì không có cơ sở so sánh.

Sao không đấu thầu tập trung?

Thứ trưởng Bộ Y tế: mở cửa phát triển kinh tế, y tế vẫn là ngành nặng nhất

Hôm 23/9, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra các vi phạm về giá dịch vụ chẩn đoán nhanh và xét nghiệm PCR, việc sản xuất, kinh doanh sinh phẩm, thuốc... nhằm phòng chống việc đầu cơ, tăng giá, bán hàng giả, hàng nhái.

Bộ Y tế cho biết có cập nhật giá trên trang dmec.moh.gov.vn. Tuy nhiên giá này do doanh nghiệp công bố và tự chịu trách nhiệm, kit test và các trang thiết bị y tế không thuộc danh mục quản lý giá (trong khi thuốc thuộc nhóm này và có quy định rất rõ về đàm phán giá, đấu thầu tập trung giúp giảm giá).
Nhu cầu sử dụng kit test xét nghiệm tăng rất cao và tỉ lệ rất lớn trong số này là sử dụng ngân sách nhà nước để mua. Tại sao không đàm phán giá, đấu thầu tập trung để giá kit test hợp lý hơn, hoặc có hình thức cạnh tranh để giá phù hợp hơn? Đây mà một trong những câu hỏi mà Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam muốn gửi tới Bộ Y tế.

Cần cơ chế cởi mở hơn?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện thị trường có 1 loại test nhanh kháng nguyên sản xuất trong nước được cấp phép và 20 sản phẩm test nhanh kháng nguyên nhập khẩu từ nước ngoài (loại đã được cấp phép), với mức giá dao động từ gần 80.000 - 200.000 đồng/test. Với test PCR, thị trường có 5 sản phẩm trong nước với giá khoảng 180.000 - 470.000 đồng và 25 sản phẩm nhập khẩu giá 250.000 - 600.000 đồng/test.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam vừa nhận 2,6 triệu liều vaccine COVID-19 từ Chính phủ Đức, hơn 500.000 ca F0 đã khỏi bệnh
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết trước 20/8, giá test nhanh cao hơn, nhưng đến 25-9 đã có nhiều đơn vị giảm giá, giảm 20.000 - 70.000 đồng/test. Do giá test nhiều mức, có tình trạng mỗi đơn vị một giá test khác nhau; cùng dịch vụ test nhanh cho tài xế xe luồng xanh, có nơi thu 70.000 đồng, có nơi thu 200.000 đồng và có nơi cao hơn nữa.
Ông Đặng Hồng Anh đề xuất cần có một cơ chế cởi mở hơn để các doanh nghiệp nhập khẩu:
"Ví dụ bộ xét nghiệm nhanh đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép rồi thì Việt Nam nên cho phép nhập khẩu. Còn hiện nay cơ chế xin - cho nên phải xin giấy phép mới nhập được. Đôi khi nhà nhập khẩu độc quyền sản phẩm của hãng sẽ bán đắt hơn" - ông Anh nói.
Thảo luận